TRONG KHI NHẬP VIỆN

  • Khi ca mổ vá môi kết thúc, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ ngưng hơi mê và chở cho bé tự hồi tỉnh.
  • Các bà mẹ thường rất lo lắng vì chở đợi dài hơn thời gian dự định mổ, ngay cả khi ca mổ đã kết thúc, nhưng do mất nhiều thời gian chở bé hồi tỉnh nên việc về khoa hậu phẫu hơi bị trễ. Hơn nữa, sau ca mổ,bé cần được chuyển về phòng hậu phẫu, và cần một khỏang thời gian để xác nhận tình trạng toàn thân xem có những bất thuờng gì hay không chứ không cho về trại liền.
  • Sau đó, bé được cho về buồng bệnh, lúc nảy ở tay bé có nẹp băng cố định.
  • Đây là băng vải dùng để giữ yên đôi tay sao cho bé không cử động sờ lên môi. Ngoài ra, cũng cố định dây truyền dịch. Việc truyền dịch nhằm bổ sung dinh dưỡng và nước cho bé và để đưa thuốc cần thiết vào cơ thể.
  • Nếu bé dãy dụa, kim truyền dịch sút ra phải truyền dịch lại ở buồng bệnh rất vất vả. Do đó người thân cần phải chú ý sao cho bé không đạp vào ống truyền dịch gắn ở bàn chân.
  • Ngoài ra, khi thuốc truyền dịch không nhỏ xuống, nên gọi y tá xem giúp, về việc cho uống nước, khi có chỉ thị của bác sĩ thì hãy cho uống nước. Ngay khi về buồng bệnh, do tác dụng của thuốc mê vẫn còn, cũng có khi bé bị ói mửa.
  • Có nhiều bà mẹ lo lắng về việc đã không cho bé bú sữa trong nhiều giờ trước khi mổ, nhưng vi bé đang được truyền dịch để đưa nước và chất dinh dưỡng vào trong cơ thể nên không cần thiết phải lo lắng.
  • Vào ngày mổ, hôm đó, đa số các bé đều phát sốt. Các bác sĩ phụ trách sẽ cho bé sử dụng thuốc hạ sốt khi cần thiết.
  • Do gây mê toàn thân nên các chất tiết ra ở cổ họng dễ bị đọng lại. Khi có các chất dịch như đờm dãi đọng lại, hãy gọi y tá hút ra cho. Vào ngày kế tiếp của ca mổ, các bé cũng tương đối khỏe lên.
  • Vì vết thương còn mới nên sẽ tốn ít nhiều thời gian để cho bé uống sữa, nhưng cho dù mắt thời gian cũng nên cho bé uống đầy đủ. Việc rút chỉ sẽ được tiến hành từ 4 - 5 ngày cho đến trước sau 1 tuần lễ sau khi đã xem xét kỹ phương pháp mổ và tình trạng lành lặn của vết thương.

SAU KHI RA VIỆN

  • Sau khi xuất viện, bác sĩ sẽ băng vải có thuốc mỡ kháng sinh steroid. Ngoài ra, khi vết thương bị tấy đỏ hãy nhở bác sĩ khám lại cho.
  • Việc chăm sóc ở nhà sau khi ra viện quyết định rất lớn đến tình trạng lành lặn của vết thương. Gia đình cần phải giữ gìn và chăm sóc vết thương của bé sạch sê.
  • Việc tiêm chủng dự phòng nên tránh khoảng chừng 1 tháng sau khi mổ. Ngoài ra, cho đến khoảng nữa năm sau khi mổ, nếu gặp ánh nắng mặt trời chiếu vào lâu sẽ dễ để lại màu thâm trên vết thẹo, do đó cũng nên lưu ý giữ gìn cho bé.