NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ PHAI



Trong cuộc đời của Bác sĩ, có lẽ có nhiều ấn tượng khó phai, những ám ảnh không bao giờ nguôi, về những bệnh nhân bé bỏng, với những dị tật bẫm sinh trên mặt
14 năm trước, khi mới chuyển về nhà thương Điện Biên Phủ (bệnh viện Saint Paul), vì đón 500 bệnh nhi về dị tật hàm mặt. Từ khắp trên mọi miền đất nước, từ Huế, Quảng Trị, tận Cà Mau, Kiên Giang đủ mọi miền, đủ mọi kiểu bệnh lý đã đổ dồn về đây. Buổi tối, bảo vệ báo động là “nhà thương cháy”, tôi phải bay ngay xuống, khi vừa mới đi làm về. Té ra là bà con đem con đi mổ sứt môi, còn túm theo một túi gạo và bẻ hết cành khô, lá khô, cả cành bông tươi để nấu cơm ngoài vườn... Để rồi hôm sau, căn tin báo động là: “đã hết cả nước mắm, nước tương... vì bệnh nhân sứt môi của bác sĩ chỉ mua cơm trắng và chan nước tương mà ăn thôi”. Để rồi hôm sau khi duyệt mua thuốc men, kim chỉ phẫu thuật để mổ sứt môi, lại có thêm 1 khoản nữa: 20 lít nước mắm và 1 kết nước tương, để bù trả cho căn tin. Bác sĩ Khởi, giám đốc bệnh viện hỏi là: “Bác sĩ Đức Tín ơi, sao trong chi phí thuốc men, kim chỉ tại còn có nước mắm, nước tương nữa vậy?” Đến lúc ấy, ông giám đốc mới biết bệnh nhân của mình chỉ ăn cơm với nước tương, còn ba má tụi nó ăn cơm với “thịt cọp” (tức là muối hột đâm giã ra với ớt, kêu “cộp cộp” vậy mà). Và kể tì? đô, nhà thương đã xuất ra quỹ tình thương, cho bệnh nhi đến mổ sứt môi có sữa, có cháo thịt, cha mẹ thì 5 ngàn đồng cho một bữa ăn... để nuôi con mổ. Tại vì cha mẹ đi làm mướn, mỗi ngày chì lãnh 10-15 ngàn, nay đưa con đi mổ, lấy tiền đâu ăn cơm ?
Và, không biết ở đâu ra, mà quá nhiều trẻ con bị sứt môi như vậy: hàng 500 em, và chỉ lựa ra, để mổ 100 em. Trẻ con khóc, vì sợ, cha mẹ khóc vì buồn cho con bị từ chối, và bác sĩ cũng muốn khóc, vì thương cho bệnh nhân quá, mà không biết làm sao bây giờ? 400 đứa trẻ, cha mẹ bồng bế về quê, gương mặt buồn hiu, thất vọng... tèm lem, và có lê còn đói còn khát nữa... Buổi tối, có ca cấp cứu, bác sĩ phải bước qua lũ nhỏ nắm la liệt ở hành lang bệnh viện, còn nhớ, tôi cầm hồ sơ bệnh án trên tay, số 19D. (Vậy là, giường 19 có 4 em: 19A - 19B-19C-19D. AvàB nằm trên giường, c nằm dưới đất, còn D nằm ngoài đường đi ở hành lang!!) Bệnh nhân sốt rất cao, mà chỉ phong phanh cái áo và không mặc quần: “bác sĩ ơi, thông cảm dùm con chỉ có một bộ đồ, bé đã tiểu ướt rồi, phải giặt, để sớm mai còn bận vô cho bác sĩ khám bệnh". Mình chắc là, không có nước nào mà bệnh nhân lại phải khổ như ở nuớc mình đâu?!!
Sau đó, chúng tôi đã thành lập đoàn “phẫu thuật tình thương" và ra quân lằn đầu ở Bến Tre. Lúc đó, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu hãy còn cũ kỹ lắm, chưa được xây dựng như bây giờ. Bệnh nhân la liệt, nằm, ngồi, đầy cả phòng khâm còn nhớ lại lần đầu tiên đó, lần đầu “phẫu thuật nụ cười" Ở Bến Tre, buổi tối đầu tiên phải trở vào bệnh viện để chuẩn bị dặn dò cho 12 ca cho đợt phẫu thuật ngày mai, có một đứa trẻ cứ xoay mặt vô vách tường, khóc hoài. Mẹ nó nói: “Sứt nó không chịu ăn gì hết, nó chỉ khóc thôi!”. Sao vậy? Nó nấc lên, rồi thổn thức trả lòi: “ác ỹ oi, on ương ái ục ầy ắm. ị." “Bác sĩ ơi, con thương cái cục này lắm, con biết nó làm cho con xấu, làm cho con không dám đi học, nhưng mười hai năm nay nó ở với con, bây giờ ngày mai này bác sĩ cắt nó đi, con nhớ nó lắm". Trời đất, nó nhớ cái “cù lao” sứt môi ở giữa môi trên, mà hếch cái cục thịt lên, chìa ra... hai cái răng như hai cái vòi voi vậy. “Đâu có, bác sĩ đâu có bỏ cái cục đó đâu, chỉ sửa lại cho đẹp thôi mà” thế là chàng Sứt ngồi dậy liền, lau nước mắt, xin ăn 1 cái hột vịt lộn vì thèm quá... Sáng sớm hôm sau, anh chàng hùng dũng đi vào phòng mổ, không cần y tá đưa vô, leo lên bàn mổ: “cắt nó đi, sửa nó đi, con không khóc đâu”. Trời ơi, không có đủ bình gây mê, nên phải mổ tê cho nó. Thấy nó gồng lên chịu đau mà mình muốn đứt ruột đó. Thương dân Đồng Khởi quá đi thôi, hết giặc rồi, vẫn còn phải khổ. Giờ thì với 4 phòng mổ hiện đại, hai mươi giường hậu phẫu trong cái phòng hậu phẫu sạch sẽ tinh tươm của Nhật Bản trang bị, giáo sư Natsume và đoàn Nhật chắc là sẽ không đau lòng như mình 14 năm trước nữa...
Làm sao quên được, mười chín nhóc nhỏ với lời thỏ thể ngày chìa tay: “Thưa bác sĩ, ông nội con nói nữa sau con làm đám cưới, mời bác sĩ ngồi họ đàng trai”... Tội phải sang sông bao nhiêu chuyến nữa và bao lâu nữa vì lời hứa ngày đó? Tôi biết, là sẽ không bao giờ người ta quên mình, tôi biết là tôi sẽ còn trở lại, vì còn bao nhiêu nụ cười chưa hoàn tất, cho em? Rồi Sông Bé, ngày cuối năm, cả một phái đoàn, Giám đốc sở y tế... ngày tổng kết phẫu thuật, tự nhiên có hai đứa bé chạy nhào tới ôm chân mình, gọi tên bằng giọng ngọng nghịu líu lo. Thì ra 2 năm rồi không gặp, chúng đã được vá môi, bây giờ chở vá hàm ếch. Có nghe tiếng reo vui mừng đó, có cảm
nhận cái vuốt ve êm đềm đó, mới thấy mồ hôi, nhọc nhằn, cổng súc đồ ra ở vùng đất đìu hiu đó có ý nghĩa biết chừng nào...
Còn nhở, ở Bến Tre, bác sĩ Machida, Suzuki, Yamada - cứ lấy làm lạ, hỏi hoài: sao đứa bé này đúng 12 tuổi phải không? Sao bé nặng có 20 Kg vậy? Mình nói là nó bị suy dinh dưỡng... Bác sĩ hỏi sao nó bị suy dinh dưỡng? “ là vì nó chỉ bú nước gạo với đường" ông thầy già và bác sĩ trẻ ngạc nhiên lắm - hỏi là ở Bến Tre người ta theo đạo gì, mà không cho bé bú sữa, mà chỉ bú nước gạo vôi đường? ông không hiểu, vì nghèo quá, cha chết, mẹ phải làm công suốt ngày ngoài ruộng, có khi phải đi gặt thuê ở xa, thì chút tiên công đó, chỉ đủ mua gạo nuôi mẹ già, con nhỏ, lấy đâu đủ đề mua thêm sữa cho con? Khi hiểu ra, Natsume, Machida đều sững sốt, và tôi đã nhìn thấy cái nhìn thông cảm của họ trên những thân hình gầy gò của bệnh nhi như thế nào-
Có ai sinh con ra mà không muốn con mình lành lặn, khỏe mạnh vui tươi? Nhưng ở đây, cha mẹ đăm chiêu, buồn rầu, con nhỏ ẳm trên tay, thở khò khè, viêm phế quản, viêm họng _ mà lại toàn những cái tên mà đọc lên, mình nghe xót lòng, xót dạ: những SỨT KHUYẾT HẬN HỜN THE CAY CHUA CHÁT? Có ai đẻ con ra mà hận, mà hờn, mà chua mà cay the, và chát?
Có một phòng bệnh ở Bến Tre mà có tới 5 SỨT: Nguyễn Văn Sứt, Trần Thị Sứt, Lê Văn Sứt I tới chừng đoàn Nhật vá lành lặn lại rồi, bà con cười tươi vui: “ Bác sĩ ơi! Mai này xuất viện về sẽ ra xã đổi tên cho con là Nguyễn Văn Lành, Trần Thị Hạnh Phúc-"
Còn nhở, có một ông già 72 tuổi, vô bệnh viện vá lại cải môi bị sút một bên. Bác sĩ hỏi tại sao vá trễ vậy? ông nói: “ ở trong xẻo ở Trà Cú, Trà Vinh, lên Sài Gòn dự đám cưới đứa cháu ngoại cưng, nó nói, nêu ông ngoại vá môi thì con mới cho ông ngoại ngồi họ đàng gái", ổng già vui vẻ, nói là bao nhiêu nằm nay vẫn sứt như vậy, đâu có sao đâu nè? Rồi lại có bà già 69 tuổi, miếng sứt ở môi trên vừa gọn đủ đặt 1 miếng thuốc rê (ăn trầu xỉa thuốc). Từ Đà Nẵng vào thăm các con, mấy đứa con xúm nhau khuyên mẹ, đi vả cái môi, như là “một món quà" từ sài Gòn_ sau một tuần, cái môi liền lặn, nhưng bà già ngồi buồn thiu " cô bác sĩ ơi, bay chừ cái môi hắn lành lại như ri, nhưng không còn chỗ mô để tui đặt miếng thuốc xĩa nữa, tui lại nhớ hắn (cái môi sứt) chi lạ!!"
Bé Bích Hằng ở Bình Thuận, đã nhà nghèo, cha mẹ sinh ra đến 3 con, 11 tuổi, 3 tuổi: con gái và con trai 9 tuổi đều bị sút môi, hàm ếch, và môi dưới có cái dấu ấn đặc biệt. Người mẹ trẻ 39 tuổi, cũng bị sút môi hàm ếch, ngồi buồn thiu: “Bác sĩ Đức Tín, không biết nhà tôi bị cái gì mà cả mẹ lẫn con đều bị sứt môi, hàm ếch hết _ mấy đứa nhỏ thì vá lành lặn rồi, nhưng còn giọng nói ngọng thì chưa sữa được, nên đi học vẫn bị bạn bè trêu ghẹo, “con sứt." nên bé khóc hoài, đòi nghỉ học nữa _ Đứa em trai thì vui vẻ nhảy nhót, hồn nhiên dù vẫn còn giọng nói ngọng sau phẫu thuật, nhưng kể chuyện trường, chuyện lớp inh ỏi lên. Và tôi cũng không bao giờ quên được bệnh nhân đầu tiên, ấn tượng đến như thế nào? Dưới bóng cây sứ, người mẹ trẻ ngồi khóc mắt đỗ hoe, đứa trẻ nằm trên tắm nilon cũng khóc, có lê vì đói sữa. Bé phải nằm mà uống sữa, vì cái khe hở từ môi trên chẻ đến tận mắt, và hai con mắt bị khô giác mạc rồi “xerophihalmia”, bé lại không thể ngồi đây để uống, vì nước và sữa sẽ chảy ra hết- Các bác sĩ Việt Nam đều sợ hãi và từ chối. Nhưng tôi biết, bé có đủ sức khoẻ để qua được cuộc phẫu thuật này từ đoàn Interplast. Bé đã được phẫu thuật môi, hàm ếch, mắt, mũi- và giờ đây có thể tự cầm một cái ly để uống nước! Dù không nhìn thấy gì, nhưng khi nghe giọng nói của tôi, bé đã đưa bàn tay nhỏ xíu lên rờ mặt tôi và mỉm cười. Tội nghiệp cho bé Hoàng Mai! Lúc sinh ra đời đứa con đầu lòng như thế, mẹ bé và bà ngoại đã khóc cạn nước mắt và đã giấu bé trong nhà suốt ba năm ở Cai lậy. Bé không biết nói, không biết đi, không thấy được ánh sáng mặt trời~ và lần đầu tiên ra khỏi nhà, là để lên Sài Gòn phẫu thuật. Giờ thì ổn rồi, bé đã lẫm chẫm bước đi, bập bẹ vài tiếng mẹ, bà- và cười khi nghe ai gọi tên bé.
Tôi cũng không bao giờ quên, phòng mổ ở Bến Tre nhỏ xíu, đường vào ngập nước, có mấy mảng vôi vữa tróc ra: và lúc đó, 1991 gây mê bằng ether, đùa nhỏ mê man luôn, ngũ vùi, mệt mà... vậy mà cũng không đủ máy, và cũng không đủ bác sĩ để gây mê, nên những sứt, những khuyết- nào trên 12 tuổi, là gồng mình, chịu đau, với mổ bằng thuốc tê thôi…
Sau đó, đoàn Nhật Bản về Bến Tre, đã xây dựng 4 phòng mổ hiện đại, phòng hậu phẫu sạch sẽ tinh tươm, và đạt chuẩn hiện đại nhất (đồng Bằng Sông cửu Long) vôi ê kíp Bác sĩ hùng hậu, gãy mê phẫu thuật, giảo sư bác sĩ đại học Nagoya, đại học Tokyo, và cả đại học quốc gia Seoul nữa-những dị tật đã được hàn gắn lại-những khe hở mờ đã lành lặn, đứa trẻ đã đến trường, rạng rỡ-và thật là cảm động, có một dừa bé được sang nhật để phẫu thuật, bé Đoàn, khi trở về đã có thể bập bẹ vài tiếng Nhật: Kon-ni-chi-wa, Natsume sen sei„(chào BS Natsume). Thật là cảm động, mỗi năm một lần, đoàn Nhật lại trở về Bến Tre, có mấy buổi chiều, hoàng hôn trờ mưa vần vũ tại phi trường Tàn Sơn Nhất, chúng tôi chỉ kịp Say hello, rờ cả đoàn 40-50 người lên xe con với đồ đạc thuốc men dụng cụ~ cả đoàn xe tiếp tục về Bến Tre-Bs Natsume đã từng nói là: “tôi cảm thấy như là tôi trò về nhà, chứ không phải là một chuyến để công tác tại Bến Tre”.
Có một lần, cùng tháp từng cả đoàn, dí thăm lại các trẻ đã mổ sứt môi, hàm ếch ở Mỏ Cày, qua bến phà Hàm Luông, buổi sáng mưa bay lất phất, thơ mộng hết sứC-vậy mà khi đi vào vườn, vào ruộng, mới thấy cảm thông cho dân mình; nền nhà lầy lội, cai giường trơ cả vạt với manh chiếu rách vậy mà bà già cười móm mém không còn cái ràng chỉ chiếc xe đạp: Đó! Tiền mấy ông Nhật Bổn cho mượn bà cháu tôi mua gà nuôi, gà đẻ trúng ấp ra gà con bán mấy chuyến mua được cho cháu quần áo, tập vở và chiếc xe đạp để đi học nhà nào cũng vui như thế; con cháu đã vả lành cái môi sử, đã bớt nói ngọng, và đến trường học, lại có một chút vốn, nua gà, nuôi heo, để kiếm tiền cho cháu mua sách vỗ- Natsume nói là “muốn cho các gia đình bệnh nhi cá/ cần câu, để cáu cá mà ăn, chớ không muốn cho tiền, rồi xài hết sau đó, các gia đình này khá lên, lại trả vốn lại cho hội hở môi hàm ếch Nhật Bổn, và hội lại cho người khác “vay" tiếp- mình rất cảm động, mà, vốn tiếng Nhật, tiếng Anh cũng chẳng đủ để dịch. “Chương trình xóa đói giảm nghèo' của đoàn Nhật đã hiệu quả tốt như thế nào!
Nhưng mà, mấy ngày nay, vừa mưa bảo, vừa ngập lụt và còn dịch cúm gia cầm H5N1 nữa, tôi tự hỏi, những bé Sút, bé Khuyết, bé Đoàn và gia đình sẽ xoay sở ra sao khi nước lũ vê và gia câm bị gom lại, xử lý như ổ dịch ? nghĩa là phải thiêu hủy, nghĩa là lại trắng tay!!! Nhưng, trên hết mọi nỗi thống khổ, là mặc cảm tội lỗi của gia đình, mặc cảm xấu hổ vì dị tật của các bệnh nhi, dần dần giờ nay đã phai nhòa theo năm tháng. Các em đã hoà nhập được vào xã hội, dù bé nhỏ, ở khu phố xóm làng đã đến trường và tôi tin rằng nay mai thôi, những đứa trẻ nhỏ tôi đã gặp 15 năm trước từ năm 1991, 1992 và nhũng trẻ Đoàn, những Sứt, những Hận, Hờn., của nhũng năm 1993 đến nay mà đoàn hở môi hàm ếch Nhật Bản của giáo sư Natsume đã mổ. Từ 13 năm nay, sẽ trưởng thành, sẽ kết hôn và làm việc như tất cả những công dân khác...
Những đứa trẻ ở Bù Đăng, Bù Dốp, Đắc Lắc, Kiên Giang, Cà Mau., và kể cả những trẻ ở Ninh Bình, Bến Tre mà đoàn của Natsume đã miệt mài phẫu thuật, tất cả dần dần xóa đi mặc cảm và dần dần ít đi những dị tật bẩm sinh...cũng như sự thành tựu dần dần rõ nét, việc nghiên cứu làm sao để tránh Sinh ra trẻ sứt môi-hàm ếch nữa...đó sẽ là niềm vui lớn nhất của chúng ta, cả BS và gia đình của bệnh nhấn nữa. Và cuối cùng, nói sao cho hết ý, tận đáy lòng tôi, tận trong sâu thẳm trong trái tim tôi, tôi chỉ biết tri ân những bàn tay vàng, những khối óc và những tấm lòng nhân hậu từ khắp năm châu bốn biển, đã góp phần xoa dịu nỗi đau khuyết tật cho bệnh nhi VN, giáo sư Natsume, giáo sưJiro Hasegawa, giáo sư Yoichiro kameyama, BS Machida, Suzuki, Sakamoto... Tôi cũng không bao giờ quên Heivey Bograd, Kaplan, Michael Snow, Khan.,., cũng nhưBS Trần Thành Trai - BS Đông A, Hoài Phương, Châu, Viết, Đức... cùng những nhân vật không phải là BS mà luôn sát cánh cùng chúng tôi mười mấy năm qua Nguyễn Minh Nghĩa, Nguyễn Hoài Nam...những khe hở đã được chửa lành, những vết sẹo đã lên da non, và những đứa trẻ lớn lên dần dần, hòa nhập xã hội... đó là niềm vui lớn nhất, đó là sự thành công tốt đẹp nhất của nghề nghiệp… chắc là ai nấy cũng sẽ vui, mà quên đi nỗi nhọc nhằn đã qua, phải vậy không ?...
Nguyễn Thị Đức Tín