NGẮM NHÌN CON MÌNH LỚN LÊN, GIỜ ĐÂY, TÔI MUỐN QUAY NHÌN LẠI

CON RA ĐỜI LÀ NIỀM HẠNH PHÚC CỦA MẸ

Bây giờ đứa con trai đầu lòng của tôi là học sinh lớp 1 trường tiểu học. Hàng ngày, cháu khỏe mạnh đi đến trường.
Khi đứa con trai đầu lòng này được sinh ra, tôi đã thật sự bị sốc. Trong suốt 1 tuần lễ nhập viện, ngày nào tôi cũng vừa khóc vừa đi đi lại lại phòng trẻ sơ sinh... Đôi chân tôi cứ run rẩy do nổi sợ hãi vì tội nghiệp và vì chính mình đã Sinh ra nó. Tôi nghĩ quẩn là chỉ có muốn chết mà thôi. Thế mà kể từ đó tôi đã sống quên cả bản thân mình.
Đã có quá nhiều điều. Cha mẹ của tôi cũng khích lệ, cổ vũ mạnh mê, hoặc cùng khóc cùng cười với chúng tôi. Cả hai người rồi cũng đã mất hai năm sau đấy.
Tôi vừa lập kế hoạch nuôi dạy đứa con này, vừa lo khóc tang cha mẹ. Đó là lúc đang phẫu thuật lần nhất khi con trai tôi 5 tháng tuổi. Dường như linh hồn của cha tôi như đang chuyền qua người đứa cháu trai cả này, cha tôi đã trờ thành người và không trở về.
Một năm rưỡi sau đó, tôi lại tiếp tục những ngày vật lộn vất vả, nào là cháu phải mổ hàm ếch lần thứ hai, nào là phải đeo vòng kiềng, thật nản với cái tật nó hay bỏ đồ vào miệng, hay không thể thổi kèn v.v. rồi đến phiên mẹ tôi lúc thì nhập viện lúc lại ra viện, và rồi vào cái ngày con trai đầu của tôi đúng hai tuổi, cuối cùng bà cũng đã qua đời.
Từ đáy trở đi đã được 5 năm, bây giờ, tôi lại được ân huệ một cháu kế, những ngày vui vẻ hòa bỉnh đang tiếp tục. Khi sinh cháu kế nảy, tôi rất lo sợ, và tôi đã sẵn sàng đến 95% rằng sẽ sinh một đứa con hở môi vá hàm ếch giống như anh trai nó.
Tôi nghĩ rằng, giả sử nếu có Sinh ra một cháu như vậy nữa, thì anh em nó sẽ thân thiết hơn, an ủi nhau và cùng lớn lên. Thế mà ! Kết quả lại là một đứa con gái bình thường. Trong chớp mắt một cái gì đó như là xuất thần, như là vui mừng. Nhìn thấy đứa em gái khỏe mạnh, tôi không khỏi không so sánh với thằng anh trai của nó. Cứ mỗi lần nhắc đến “thằng cả nhà tôi, thằng cả nhà tôi" lại làm tôi kinh hãi trong trạng thái tinh thần hoàn toàn khác hẳn.
Rồi không biết từ lúc nào, khác hẳn với thời kỳ cho bú chiếm hết tất cả sự bi quan trong tôi, giờ đây, chẳng biết sao hơn là vui vẻ. Người ta gọi đó là “từ trẻ lên 3 đến tuổi bạc đầu” (tính tình lúc ấu thơ cũng không thay đổi khi về già) nhưng vào cái lúc quan trọng này cho đến con người được hình thành lên 3 tuổi, tôi nghĩ nếu như nuôi dạy được bằng tâm trạng như thế này thì không biết sẽ tốt như thế nào? Hơn nữa, đứa con gái được nuôi bằng sữa mẹ, còn thằng anh thì không thể bằng sữa mẹ, mà là sữa hộp.
Trong khoảng thời gian này, người ta nói rằng cũng có khả năng cho trẻ hở môi, hàm ếch bú sữa mẹ. Tôi nghĩ chỉ một tiếng nói là trẻ sứt môi, sứt hàm ếch không thôi cũng đã có lắm chuyện rồi, có lẻ là từng trường hợp một, nếu như có thể được bú sữa mẹ, có lê vết thương cũng chóng lành, và cũng có thể thu được tình cảm mẹ con qua sự tiếp xúc làn da (skinship), cũng như ổn định mối quan hệ tình mẫu tử của cả hai. .Tự mình trói buộc mình là đều đáng tiếc, nếu như có vị nào giống như vậy, tôi muốn khuyến khích cố nuôi con bằng sữa mẹ.
Tuy vậy, thằng con trai cả này, giờ đây đang chơi đùa rất là khỏe mạnh không khác gì với những đứa trẻ bình thường khác. Tôi có nhiều suy nghĩ, nhưng bởi chẳng có gì hơn là nó đã cố gắng để sống, giờ thì tôi có thể nghĩ rằng như vậy cũng là điều hay. Trước đó, tôi đã từng được nghe chuyện về những người đã nuôi con bị sứt môi và hàm ếch công khai trước mọi người, nhưng còn tôi thì đã không thể làm được điều ấy.
ở đâu đó trong lòng tôi đã có một cảm giác như là hổ thẹn vậy.
Tôi chỉ biết ghen tỵ với những bà mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, cho nó bú sữa và mẹ con họ trông rất là hạnh phúc.
Nhưng rồi thời gian cũng làm cho những cảm giác đó phai nhạt dần. Vả lại, nói gì đi nữa, con trai của tôi có lê rồi đây sẽ trưởng thành, cho nên không thể lúc nào cũng mang mặc cảm với cháu được.
Lòng tôi giờ đây tràn ngập niềm cảm tạ. Từ đáy lòng tôi cầu mong các bạn cũng sẽ cố gắng lên, và mong mỏi mọi người xung quanh sẽ hổ trợ cho chúng ta. Mặc dầu gia đình tôi từ giờ trờ đi cũng không biết sẽ như thế nào, nhưng tôi muốn được sống cùng khóc, cùng cười, cùng vui buồn với con của tôi giống như tất cả những điều mà cha mẹ của tôi đã làm cho tôi. “Cám ơn con đã ra đời!"
THÔNG MINH, HIỀN LÀNH, CỞI MỞ




“bô...bô,..bố... về”,
“Cơ...cơ...cơ...m”, mặc dù không rõ ràng lắm nhưng tiếng gọi lớn là của bé Yuka 2 tuổi 2 tháng.
Từ 2 tuổi trở đi, số từ của cháu cũng tăng dần lên. Vào trước bữa ăn, hễ có
người đến là y như rằng nó lại kéo ghế “xin mời" “xin mời” và lấy chén trà ra cho khách, cái công việc đó thật sự làm nó già đi trước tuổi. Nó gọi anh trai là “KEISHI” và gọi mình là “em”, dù có bị trêu ghẹo mấy đi nữa đó cũng tò tò đi theo sau và bắt chước làm theo nên có biệt danh là “Yuka bắt chước”. Nó rất vui nên được mọi người ưa thích, hễ bắt gặp ánh mắt của nỏ là y như rằng nó nhoẻn miệng cười, nên còn có biệt danh nữa là “Yuka tếu”.
Cái quang cảnh vui tươi như thế này khiến tôi nằm mơ cũng không tưởng tượng ra được vào cái mùa hè 2 năm trước đây. Đứa con gái lớn thứ hai của gia đình tôi được Sinh ra bị sứt môi toàn phần và dị tật nhẹ ở ngón hai bàn chân và ngón tay trái.
Cho đến khi sinh cháu này ra, tôi hoàn toàn không lo lắng tí nào về di truyền. Bời vì hồi sinh cháu trai lớn, tôi đã có nhiều lo lắng nên đã sinh mổ mẹ tròn con vuông khống có vấn đề gì cho nên tôi nghĩ chắc chắc sẽ sinh cháu thứ hai cũng thuận lợi như vậy. Cho đến lúc sinh cháu thứ hai ra an toàn không phải mổ tôi thật sự rất vui mừng và hơi phấn khích.
Thế nhưng, khi bị người bác sĩ bồng trẻ đến hỏi “bà có uống thuốc hay cái gì không?’’ và người y tá đột nhiên xì mũi một cách vô trách nhiệm tôi chỉ nghĩ “chuyện gì vậy cà?”. Mọi người xung quanh tôi bu lại, tôi ngắc ngứ chỉ biết thở hổn hển vì cơn đau sau sinh mà cũng không biết, dường như bên tai minh không còn nghe thấy gì nữa.
Hai ngày sau tôi được gọi:
4‘Chúng tôi có chuyện muốn nói với bà..
Và được gặp mặt con. Lần đầu tiên nhìn thấy miệng của con tôi...tôi cũng không thể bật nên lời. Tôi đã bị sốc. Đó là lần giáp mặt đầu tiên bị sốc tưởng chừng như cơ thể tôi đổ sụp xuống.
- “bác sĩ, nó bú được không?", “nó có thể ăn chứ?”, “răng của nỏ sẽ thế nào?”
Hàng loạt các câu hỏi liên tiếp như tên bắn có lê ông bác sĩ cũng bực minh.
- “Nếu được mau đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt" ông ta cũng chỉ trả lời được có thế mà thôi.
Sau khi về buồng bệnh, đó là những ngày dài khốn khổ. Bất an, sợ hãi và tôi chỉ tự dằn vặt mình tại sao lại ra nông nổi như thế này? Nhưng rồi không biết từ lúc nào tôi đã trải dậy. Tôi tự khích lệ mình “bé đang sống, nó đang sống rất mạnh mê cho nên nếu như ta không cố gắng nuôi dưỡng nó. Sinh mạng là quý giá, nếu mà chết thì chẳng có ý nghĩa gì nữa, mình làm mẹ mà không vững vàng là không được." Và bắt đầu cuộc chiến đấu ác liệt nuôi dạy trẻ mỗi ngày.
Trước hết là không thể cho ngậm đầu vú. Tôi lấy dụng cụ vắt sữa từ vú của mình và cho con bú bằng núm vú dùng cho trẻ hở hàm ếch nhưng mất rất nhiều thời gian, người bú và người cho bú đều mệt. Vào ngày thứ 8 tôi đã đưa bé đến khám ở bệnh viện được giới thiệu.
Trong khoảng thời gian đó, tâm hồn và thể xác tôi rất mệt mỏi vì bao điều chồng chất lo lẳng về việc quyết định bệnh viện, nhức mỏi vai do vắt sữa, khóc nhiều do lầm lẫn bữa trưa và bữa tối, cho bú mất nhiều thời gian, và mặc dầu đã 1 tháng mà thề trọng của nó cũng chỉ tăng được vài trăm gram v.v. Và rồi đêm trước ngày được khám tôi đã ngã bệnh do phát sốt và khích động dữ dội. Trong tình trạng đó, tôi đã làm quen được chị KOIKE một bà mẹ của một bệnh nhi. Không gặp cũng không biết, bằng điện thoại chị đã cho tôi rất nhiều lời khuyên hữu ích.
Cuối cùng, tôi đã quyết định thăm viếng học viện trường đại học Aichi nơi có bác sĩ Natsume vào ngày 1 tháng 10. ở bệnh viện lần đầu tiên đến thăm này, chúng tôi đang hết sức hồi hộp, nhưng một lời của giáo sư “...hãy giao phó cho chúng tôi.” đã làm cho tâm trạng của chúng tôi nhẹ nhõm lại. Sau đấy cháu thường xuyên được đưa đến bệnh viện để gắn dụng cụ cho bú. Cứ mỗi lần như thế, chúng tôi đã quen dần các bác sĩ và y tá, chỉ biết mặt thôi cũng đã làm cho lòng tôi dịu lại.
Đặc biệt, khi nhập viện lần thứ 3, tình cờ tôi đã kết bạn được với một bà mẹ mới cùng cảnh ngộ. ở nhà chúng tôi nói rất nhiều với lũ trẻ hay lúc nào cũng bật các băng video về các câu chuyện cổ tích, cả mẹ lẫn con đều chơi đùa vui vẻ, chúng tôi đã sẵn sàng nuôi các con một cách bình thường.
Lúc đầu chúng tôi đã hạn chế việc đi ra ngoài cho đến khi ca mổ vá môi kết thúc, nhưng sau đó thì việc đi ra ngoài cũng gia tăng lên. Giờ đây khi nhìn lại, tôi thấy cái trò nhìn chăm chăm vào cái cân sức khỏe, hoặc trò trốn tìm với thiết bị cho bú cũng là một kỷ niệm đáng nhớ. Hơn thế nữa, tôi cho rằng vào lúc chẳng bao lâu nữa thì sinh cũng đã nghe các lời giải thích và động viên thích đáng của các bác sĩ khoa sản, các y tá, hộ lý về các trở ngại, cho nên cũng an lòng, và không phải đã loại bỏ mọi bất an và hoảng sợ vô ích đó hay sao. Quyền sách đã trở thành sức mạnh của tôi.
Nhở trời chúng tôi không phải đối phó với các vấn đề khó khăn của gia đình, giờ đây chồng của tôi cũng thường hay hớn hở nói “đúng là một thằng cu ra trò”. Tất cả mọi người đều chăm sóc bé Yuka.
Chúng tôi cũng thường hay đến chơi nhà hàng xóm cũng có những người bạn như vậy. Nó cùng chơi với các bạn lớn hơn. Tôi cũng có việc làm nhưng do sự cố này mà quyết định nghĩ việc ở nhà nuôi con và chuyên tâm chửa bệnh cho cháu.
Hiện nay tôi đang chuẩn bị để sang năm đi làm lại. Tự tay minh có thể nuôi con trong một thời gian dài như thế này, tỏi cảm thấy tâm hồn rất ôn hòa dễ chịu với việc tiếp xúc và cử chỉ ngây thơ của con mình. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều mà năm đầu không thể có kinh nghiệm được.
Giờ đây khi kể về tâm sự “chuyển đổi tai họa”, tôi vẫn đang tiếp tục con đường chửa bệnh cho cháu. Được khích lệ bởi sự trưởng thành của con, tôi muốn mình cũng tiến lên phía trước.
MẸ YÊU QUÝ CON


Cháu trai kế nhà tôi hiện nay lên 3 tuổi 4 tháng. Lúc 10 tháng và 2 tuổi 4 tháng, cháu lần lượt được mổ vá môi và hàm ếch. Hồi đó lúc gần is đến ngày nhập viện thể trạng của cháu xấu đi, đúng vào ngày mổ nó tại phát sốt, trong lúc nhập viện lại ho dữ dội cho nên phải trở về nhà 2 ngày, rồi lại nhập viện, lại tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy cuối cùng lại ra viện mà không mổ được.
Cuối cùng đề mổ 2 lần thôi, mà phải nhập viện đến 6 lần. Nhưng cháu hồi phục sau mổ rất thuận lợi, vết thương ở môi lành lặn và rất đẹp, tôi nghĩ chắc có lê do mổ trể.
Tiếng nói của cháu cũng tăng lên mỗi ngày cùng với nổi bất an của tôi. Hiện nay, hàng tháng cháu phải tập nói ở trung tâm y tế 1 lần, nhưng bởi vì nó chưa tự giác được nên thiếu sự tập trung, do đó vẫn chưa thấy được hiệu quả rõ rệt. Tuy vậy, chúng tôi vẫn luyện tập mà không chán nản.
Các bác sĩ ở phòng điều trị cũng khuyên đừng vội vàng mà hãy nhẫn nại, do đó, hiện nay bản thân tôi cũng chú ý cố sao cho có thể nói chuyện với cháu một cách chính xác. Một điều mà tôi chú ý nữa đó là sâu răng. Tôi nghe các bác sĩ nha nói rằng nếu
sâu răng tiến triển thì không thể điều trị chỉnh hình răng được, do đó tôi đặc biệt chú ý răng của cháu hơn cả anh trai của nó.
Nhìn lại từ lúc sinh cháu cho đến nay; được các bác sĩ của khoa sản động viên đừng lo lắng chắc chắn phẫu thuật sẽ khỏi; và được giới thiệu cho các bác sĩ khoa răng hàm mặt trường đại học Aichi; khi lần đầu tiên cho bố mẹ chồng nhìn thấy cháu nhận được lời nói động viên ấm áp - “hãy làm cái gì có thể để sau này khỏi hối hận”; có thể cho cháu bú sữa một cách thoải mái bằng sự phát minh ra dụng cụ cho bú hơn là bằng muỗng-mỗi khi nhập viện được làm quen với nhiều người và được tạo cho dũng khí; nhở rất nhiều người mới có được ngày hôm nay bình yên vô sự, từ đáy lòng tôi xin cảm ơn tất cả về các điều đó.
Cháu rất thích máy móc, đặc biệt nó rất mê chơi game. Và có lúc thì nó hát lúc thì nhảy múa. Cứ mỗi lần anh trai nó từ nhà trẻ về, là nó lại leo lên chiếc xe đạp mà chân không với tới, vừa cải nhau vừa bám theo xe. Mặc dầu chỉ nhỉnh hơn 3 tuổi một tí, mà nó đã trải qua các bệnh như quai bị, ho gà, bệnh về tay chân, miệng, sốt phát ban v.v. nhưng, kề từ khi mổ xong hàm ếch, nó không còn bị sốt cao, và trở nên khôi ngô tráng kiện đến kinh ngạc.
Nó đang chở đợi cái ngày có thể leo lên chiếc xe bus màu đỏ đưa rước học sinh có vẽ tranh Walt Disney đi đến nhà trẻ (thực sự tôi cũng nghĩ sẽ cùng đi học với cháu mỗi ngày). Cùng với nhiều bạn bè, tôi muốn các bạn hãy nuôi dưỡng con mình thành những đứa trẻ thật thà, thông minh.
Tối cũng muốn các bạn hãy tạo ra nhiều những hồi tưởng đẹp. Và khi những thử thách chắc chắn sẽ đến trong tương lai, tôi mong các bạn hãy trưởng thành với những đứa con mạnh mê không bao giờ buồn chán.
Cháu trai đầu lòng của tôi là học sinh tiểu học năm thứ 3. Khi cháu được Sinh ra bị khe hò môi tôi đã bật thốt lên “Chúa ơi! Tại sao lại thế này?” rồi không thể thốt ra lời, chỉ có điều không thể nào cầm được nước mắt.
Cứ mỗi lần nghĩ đến khi cháu đến tuổi đi học không biết nó có bị chọc ghẹo hay không, rồi lúc nó lấy vợ, tương lai như thế nào? - khiến tôi không thể cầm được nước mắt. Hằng ngày, tôi sống trong buồn tủi và khóc thương tại sao chỉ có đứa con này bị như thế này? Lúc ấy, tôi đến bệnh viện trường đại học Aichi và tôi đã kinh ngạc vỉ có nhiều người giống như vậy.



Sau này tôi mới biết là cứ khoảng 500 ca sinh thì có một trường hợp như vậy. Không phải chỉ có con của tôi thôi. Tự tôi phải chuẩn bị tinh thần, đời sống hàng ngày sáng sủa hay âm u; và tôi đã nuôi dạy cháu trở thành một đứa trẻ ngoan và thông minh cũng giống như những đứa trẻ bình thường khác. Tôi đã cho cháu xem bức ảnh trước khi mổ, và bị nó hỏi rằng “Ai vậy mẹ?”. Tôi đã kề cho cháu nghe tình trạng của nó khi mới sinh.
Chúng tôi không nói mình đã e ngại quá đáng nhưng giữa bọn trẻ vẫn thường hay bị chọc ghẹo khóc chạy về nhà. Tôi muốn tạo cho cháu sự tự tin về tinh thần cũng như thề lực và đã cho cháu học kiếm đạo 2 năm. Không biết cỏ phải vì thế hay không mà cháu rất hiếu thắng, một ngày kia, nó từ trường học về đột nhiên nói với tôi. “Mẹ, hôm nay có biết con được bao nhiêu điểm không? 8 điểm, con tức quá nên nước mắt cứ chảy ra.”vừa thở ngắn thở dài, nó vừa nước mắt nước mũi sụt sùi khóc.
Khi tôi muốn nói vài lời động viên cháu thì em trai của nó an ủi anh rằng “anh à đừng có khóc chỉ là chơi kéo co thôi mà.” Thằng anh thì giận dữ: “Mày thì biết cái gì, kéo co mà thua thì nhục lắm". “Anh à, em thấy có thắng có thua mới vui chứ. Cứ một người mà thắng hoài thì chán chết”. Nghe chúng nói
chuyện tôi cảm thấy quan hệ anh em của chúng rất tốt. Tôi nghĩ rồi đây sẽ còn gặp nhiều cản trở nữa. Tôi nghĩ rằng những lúc
đó, anh em chúng giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau thì tốt quá.
Khi sinh em nó, tôi đã lo lắng bất an không biết có phải là đứa con khỏe mạnh hay không, nhưng thật sự tự đáy lòng tôi biết ơn đã Sinh ra cháu. Nhở sự hiếu thắng mà cháu đã cố gắng học toán cũng giỏi và đạt được nhiều thành tích xuất sắc.
Lúc nào tôi cũng khuyên bảo cháu “đừng vội vã, hãy từ từ, từ!” và cháu đang cố gắng phấn đấu. Gần đây khi cháu cãi nhau với bạn bè thường hay bị ghẹo là thằng mũi gãy, hay mũi heo v.v. tôi lại bảo cháu rằng “bởi vì mũi của mẹ là mũi heo nên biết làm sao được, nhưng mà con là con trai chuyện đó là chuyện nhỏ có gì đâu mà ngại con!” Những khi cháu chú ý lấy gương soi là lòng tôi lại thắt lại.
Tôi nghĩ rằng tương lai khi chở đón một thời kỳ quan trọng nhất chắc có lúc nó cũng sẽ khổ tâm. Và cũng vì điều đó, tôi nguyện nuôi cháu trở thành một đứa con mạnh mê, dũng cảm có thể khắc phục bất cứ trở ngại nào, ngòai ra nó sẽ là một người nhân hậu có một trái tim biết đồng cảm với những con người tàn tật khác.
ĐÔI LỜI KHUYÊN NHỦ “HÃY CỐ GẮNG LÊN”

Tôi đã trải qua hai lần thử thách. Lấy chồng vào mùa thu, mùa hè năm sau sinh cháu gái lớn, 3 năm sau đó Sinh cháu gái thử hai.. .cả hai đứa đều bị khe hở môi.
Nếu như có thể nói ra lời dù chỉ là nước mắt. Khi dẫn con đi tản bộ mặc dầu không có làm gì xấu xa nhưng tôi cảm thấy mình như rất là nhỏ bé giữa những con người cứ nhìn chúng tôi lom lom làm bộ mặt kỳ lạ khiêu khích. Tuy vậy, hồi cháu gái lớn còn nhỏ, cũng có một người hàng xóm đã an ủi rằng: "tôi có người quen cỏ con cũng bị trường hợp như cháu đây, nhưng vẫn chữa khỏi đấy, chị hãy cố lên nhé!”. Tôi nhớ lại cứ như vừa mới hôm qua mình đi đến một nơi không biết và trong cái tối tăm buồn thảm đó có một tia sáng quý báu lóe lên.
Vừa mới gượng dậy cố gắng đứng lên giờ lại tới đứa con gái kế. Tôi thật sự chỉ biết than không biết có trời phật hay không? Tuy vậy, tâm trạng của tôi là không được nản chí vì điều này, phải cố gắng hay muốn trờ thành người thua cuộc và tôi đã cố đi đến ngày hôm nay. Những khi có chuyện không biết làm sao thì tôi lại vừa khóc vừa nắm tay các con mà làm. Hồi ở nhà trẻ và trường tiểu học cháu cũng hay bị chọc ghẹo, bây giờ cũng bị chọc ghẹo nhưng cháu cũng ít khóc đi, nó đang từ từ mạnh mê lên.
Nuôi dạy con hiểu được nổi đau, nổi buồn, sự nhân hậu và niềm vui của con người, tôi quả đúng là cha mẹ hồ đồ nhưng quà thật đó là khoảng thời gian thú vị. trẻ con không biết tự khi nào không còn là trẻ con nữa, tôi nghĩ rằng chúng có tâm tư chín chắn, và nuôi dưỡng một tình cảm trong sáng.
Giờ đây, tôi nghĩ rằng nuôi dạy con cái là một điều tốt đẹp, và tôi cũng được nuôi dưỡng vậy. vẫn còn nhiều điều phía trước,
nhưng các cháu gái thân mến hãy cố gắng lên. Cho dù gặp bất cứ chuyện gì cũng đừng chán nản, hãy ngẩng cao đầu và tiến lên phía trước. Bởi vì các bà mẹ cũng sẽ cố gắng hổ trợ cho các cháu từ sau. Các cháu đừng để mất tâm trạng đồng cảm với con người. Và cũng đừng đánh mất lòng biết ơn. Hãy cho chúng tôi biết khi vui cũng như lúc buồn, bởi vì có thể chúng tôi không thể làm gì nhưng chúng tôi sẽ lắng nghe.