LỜI NHẤN NHỦ CHO CÁC BÀ MẸ MỚI

TẤT CẢ VÌ CON YÊU QUÝ CỦA CHÚNG TA

Hãy ôm lấy con trẻ tật nguyền mà ta không tường tượng được vào trong lòng, hãy mau chóng đứng lên từ trong nổi sợ hãi, thất vọng và bất an, bằng tư thế tiến lên, hãy hiểu rõ về căn bệnh này và phấn chấn nuôi dưỡng đứa con yêu quý mà bạn đã rứt ruột đẻ ra.
Mọi chuyện rồi sẽ trở nên tốt đẹp bằng sự tiến bộ của y học. Về mặt y học, xin cứ giao phó cho các bác sĩ chuyên môn, hơn tất cả, các bà mẹ chỉ cần trú tâm vào việc nuôi dưỡng bé khỏe, thông minh và hoạt bát.
Cho đến khi bé được mổ vá môi, thường các bà rất ngại khi đi ra ngoài đường, nhưng sau phẫu thuật, chắc chắn sẽ thường xuyên ra ngoài hơn. Và các bà mẹ hãy thường xuyên dắt cháu đi chơi với mọi người bằng một thái độ tươi tỉnh. Mới đầu các bà còn e ngại ánh mắt của mọi người, nhưng khi bộc lộ tất cả mọi chuyện thì không ngờ lại chẳng có gì đáng bận tâm cả. Chắc chắn các bà cũng có những bất an như: không biết có bị mọi người hỏi gì không? hay có bị nhìn với ánh mắt kỳ lạ hay không? nhưng “thật không quá khó như mình tưởng”, trong trường hợp của tôi đã không hề có những suy nghĩ tiêu cực.
Hồi con tôi còn nhỏ, tôi đã cho cháu dần dần chơi cùng với các trẻ em hàng xóm. Giờ đây, con của tôi đã đi nhà trẻ, không biết chừng bạn bè cùa cháu cũng như bản thân cháu không biết gì về căn bệnh này, nhưng cháu đang sống rất khỏe mạnh mà không hề đề ý gì đến vết thương.
Ở nhà, chúng tôi hoan nghênh bạn bè đến chơi, và lúc nào cũng tập trung nhiều người rất là vui vè. Khi bé lớn hơn nữa, nếu như nó hỏi về vết thương ở môi, tôi muốn nói sao cho cháu có thể hiểu rõ về căn bệnh này. Tôi muốn nuôi dưỡng cháu có một tính cách lạc quan, một ý chí mạnh mẽ có thể thắng được nghịch cảnh.
Điều cần chú ý kế đến là không để bé bị sâu răng; lưu ý 1 ngày đánh răng 3 lần cho bé. Việc đánh răng sau buổi trưa ở nhà trẻ thường không được triệt để cho lắm, do đó, cần đặc biệt yêu cầu cô giáo bảo mẫu của cháu về việc này. Có thể không đầy đủ nhưng ít nhất vào buổi tối, phải lưu tâm đánh răng kỹ lưỡng cho bé. Và cứ 3 tháng 1 lần, thì dẫn cháu đi khám răng định kỳ ở khoa nha. Sau khi bị sâu răng thì đã muộn rồi do đó cần phải chú ý trước đó.
Kế đến nữa, là do bé dễ bị viêm tai giữa do đó cần thường xuyên dẫn cháu đi khám định kỳ mổi tháng 1 lần ở khoa tai mũi họng để xem tình trạng màng nhĩ của bé như thế nào.
Con của tôi sau khi sinh từ khoảng 6 tháng cho đến khi được mổ hàm ếch trong khoảng 1 năm đã chịu nhiều khổ sở vì bị viêm tai giữa. Tổn hại cho bệnh này thôi cũng đã rất nhiều. Tôi nghĩ rằng không thể để cháu bị điếc cho nên đã cố hết sức đưa cháu đi bệnh viện thường xuyên đến nổi mặc dầu đó là bệnh viện lớn mà ai cũng đều biết mặt.
Từ sau khi cháu được mổ hàm ếch, phía lỗ tai không còn nghe thấy gió nữa, tình trạng viêm tai giữa đã trở nên tốt hơn, nhưng trong màng nhĩ nước đọng lại lúc nào không biết, tôi biết rằng cháu có khả năng sẽ bị điếc, bây giờ cứ mỗi tháng 1 lần tôi thường xuyên dẫn cháu đi bệnh viện. Và không biết đã qua bao nhiêu lần mổ những tưởng cháu không thể nghe được nữa, không ngờ kết quả kiểm tra thính lực rất tốt, không gì có thể diễn tả được sự vui mừng của tôi đến độ nào.
Từ đây trở đi, tôi không biết còn có những khó khăn nào đang chở đợi con tôi trong tưong lai nữa hay không? Cũng không biết còn những lo lắng nào nữa xảy đến cho tôi hay không?
Nhưng tôi không đầu hàng, tôi muốn tiến lên phía trước trở thành một người hiểu biết, một nhà tư vấn cùng đồng hành với các bậc cha mẹ không đầu hàng với số phận của con trẻ.
Hiện giờ tôi vẫn còn đang chở đợi điều trị chỉnh hình răng mất nhiều thời gian cho cháu nữa, nhưng tôi vãn muốn tiến lên như là làm một công việc.
Cho dù vết thương không nổi bật lắm, tôi vẫn muốn chuẩn bị tinh thần để không trở thành người tiêu cực và ủ rũ. Việc hình thành tính cách lạc quan không phải do bác sĩ mà do ở gia đình. Do cơ duyên, hiện nay tôi đang làm giáo viên ở trường nuôi dạy trẻ khuyết tật. Ở đây có nhiều trẻ khuyết tật các dạng như chứng tự kỷ, hội chứng down, chậm phát triển v.v. Trẻ hở môi và hàm ếch không được đưa vào lớp của trẻ khuyết tật. Bởi vì các cháu không phải kém về trí năng, cũng không phải yếu kém về năng lực vận động. Chỉ là ở mức độ hơi e ngại vết thương một tí thôi. Tôi nghĩ rằng đó là chướng ngại mà không phải là trở ngại. Mặc dầu mất nhiều thời gian nhưng từ từ sẽ khỏi.
Trên thế giới vẫn còn có nhiều trẻ khuyết tật mà y học hiện đại vẫn không chửa khỏi, vẫn còn vô số những trẻ khuyết tật bi thảm hơn trẻ hở môi hàm ếch nhiều. Tôi muốn các bạn tiến lên phía trước và đơn giản cho rằng việc sinh con ra có hở môi và hàm ếch như thế này cũng là một trò tinh nghịch nào đó.
Có những lo lắng, buồn phiền hay nghi vấn gì hãy hòi ý kiến các bậc tiền bối của Hội Tanpopo (Hội Phụ Huynh Trẻ Hở Môi Hàm ếch của Nhật Bản), hay thường xuyên có mặt ở các hội thảo về chăm sóc sức khỏe, và bất cứ điều gì cũng cứ hỏi thăm, tôi nghĩ là bao nhiêu lo lắng sẽ mất hết.
Và trong trường hợp của tôi, khi nhập viện đã làm quen với một bà mẹ đồng tuổi ở chung phòng có con bị hở môi hàm ếch. Chúng tôi đã nói chuyện với nhau về tình hình điều trị và nỗi lo buồn người khác không hiểu cho. Tôi mới vỡ lẽ ra rằng, không phải chỉ có tôi mới lo lắng phiền muộn, và bao nhiêu buồn chán đột nhiên biến mất đi.
Các bà mẹ trẻ Việt Nam! đừng buồn phiền lo lắng, hãy từ từ tiến lên phía trước, hãy xây dựng một ngày mai tươi sáng cho con của bạn.

Hoạt động của hội hở môi hàm ếch Nhật Bản (JCPF)

MUỐN NUÔI DƯỠNG TRONG TỈNH YÊU THƯƠNG

Lập gia đình được 4 năm, đứa con đầu đời mà tôi được ban tặng là một đứa con trai bị hở môi và hàm ếch. Điều mà tôi không thể vui mừng khi sinh đứa con này ra, quả thật trong tim tôi là một điều thống khổ. Sau khi sinh, họ hàng thân tộc, hàng xóm láng giềng đều đến nhà để chúc mừng.
Chẳng có gì để che dấu, cũng chẳng có gì do dự, tôi cho tất cả mọi người xem. Mọi người xung quanh tôi ai cũng biết. Hàng ngày tôi vẫn đi tản bộ. Những người lạ đến hỏi thăm. Tôi trả lời rõ ràng “Đứa trẻ này bị sứt môi hàm ếch đó”. Không có gì phải dấu diếm và cũng chẳng có gì phải xấu hổ. Bời vì đó là một sinh mệnh quý báu được thượng đế ban tặng, dưới con mắt của người đời không biết chừng nó không toàn vẹn, nhưng dưới con mắt của Thượng Đế nó là một con người hoàn toàn. Và có lẽ đứa trẻ này được sinh mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó. Cứ như là mua lấy sự vất vả, có đứa trẻ này, có thêm nhiều kinh nghiệm, có cơ hội gặp nhiều người, và trong đó không biết chừng chính mình cũng đang trường thành đó hay sao? Trong kinh thánh có viết, Thượng Đế phán rằng đối với người mù, không phải bản thân người đó đã phạm tội, cũng không phải cha mẹ người đó phạm tội, chẳng qua là bởi ý cùa Thượng Đế xuất hiện trên anh ta mà thôi. Vả lại, ở những cá sở khác, kinh thánh cũng có viết bệnh này không đến nỗi chết. Đó là sự tiếp nhận vinh quang của Thượng Đế.
Thông qua điều này, tôi cảm tạ đứa con này. Khi cháu được sinh ra, tôi đã giật mình kinh hãi, nhưng giờ đây từ trái tim mình, tôi vui mừng đón nhận sự ra đời của con mình. Tôi không muốn nghĩ con mình là đứa trẻ tàn tật hay là đáng thương như thế. Tôi chỉ nguyện nuôi dưỡng cháu một cách khôi ngô, tráng kiện, thông minh hơn những đứa trẻ bình thường khác, và hơn cả sự chán chường, không khác gì những đứa trẻ bình thường. Tôi muốn nuôi dạy đứa con này một cách giàu lòng yêu thương mà không phải chiều chuộng trên mức cần thiết hay là không quá nghiêm khắc.

VỀ ANH EM

Con gái tôi cũng 10 tuổi, trong khoảng 10 năm sau tôi sinh cháu trai thứ hai. Thật may mắn cả hai đều được sinh ra khỏe mạnh, thật hú vía nhưng mà cứ mỗi lần con gái tôi nói “trong nhà này mũi ai cũng đẹp, chỉ có con là...” tim tôi như thắt lại.
Ngay sau khi sinh con gái, tôi vừa muốn bắt tay vào công việc đầu tắt mặt tối, vừa chở ngày phẫu thuật cho cháu, tôi đã được khích lệ bởi hình ảnh của đứa con gái nhỏ bé như cố sinh tồn. Tôi đã từng kể cho con gái nghe về việc sinh cháu ra.
Khi tôi đi đến bệnh viện, tôi đã nhìn thấy một em bé sơ sinh hở môi và hàm ếch giống như vậy. Tôi nói “Em bé này cũng giống như con đây nè. Nhưng mà bé rồi cũng sẽ đẹp như chị cho mà coi”. Tôi nghĩ là con gái tôi hiểu tôi nói gì. Tôi nghĩ khi chúng còn học lớp dưới, được mẹ che chở bảo bọc sao là tốt rồi, nhưng khi lớn lên không còn được như thế nữa. Đó cũng là điều hạnh phúc nhất của cha mẹ.
Tuy vậy, hễ có điều gì xảy ra thì y như là chúng ta lại sẵn sàng như muốn giao tiếp với đứa trẻ thời thơ ấu để có được chỗ dựa của tâm hồn vậy. Ở đây tôi muốn nuôi dạy đứa con thứ hai của mình (chênh lệch nhiều tuổi) biết quý trọng chị nó, ngay cả khi không có bố mẹ, nó cũng sẽ hổ trợ, hay làm một cái gì đó giúp đỡ chị của mình.
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các chị em mong có con lời khuyên, không phải chỉ sau khi có thai, mà ngay từ khi đã nghĩ rằng muốn thôi thì hãy từ bỏ mọi thứ thuốc, không nên ăn thiên về một thứ, quân bình chế độ dinh dưỡng, nếu như có thể, hãy sẵn sàng ăn các thức ăn tự nhiên là tốt nhất. Hãy chú ý khi có thai trong khi điều trị răng.
Tôi nghĩ các bạn hãy nổ lực để sau khi sinh xong không phải chỉ có sự hối hận như là “giá mà lúc đó mình đừng làm ..." đợi đến lúc sinh xong rồi thì đã muộn màng, Cho đến khi sinh cũng có lúc như bị áp lực nặng nề do bất an, nhưng cho dù là đứa con nào đi nữa, cũng chỉ thể nghĩ rằng sinh được cháu ra thì tốt quá hay sao?

HÃY NẮM TAY NHAU

Con của tôi, Yuri là một đứa trẻ hở môi và hàm ếch. Cháu bị hở môi và hàm ếch toàn phần đến độ ở khoa răng hàm mặt cũng không biết là cũng có một căn bệnh như thế này.
Năm 39 tuổi tôi có thai và bị trúng độc thai nghén, và chứng đa nước ối (polyhydramnios), nhau tiền đạo...
“Tại vì bà có nhiều tật xấu quá!”
Đến nổi bác sĩ khoa sản đã chẩn đoán như thế này. Lúc nhập viện, trong khoảng thời gian đó tôi có xin trở về nhà hai lần, cuối cùng rồi bằng cách nào đó tôi cũng sinh được mẹ tròn con vuông một đứa con gái bị rách miệng. Đứa trẻ được gửi ở trung tâm trẻ sơ sinh, 1 tuần sau khi gặp mặt, nổi kinh hãi và sự thống khổ làm tôi phát run lên bần bật, chồng tôi ra sức vỗ về, khi bồng con lên, nước mắt tôi cứ tuôn trào.
Tuy vậy, tôi nghĩ đứa con mà tôi ẳm trong lòng sao mà đáng thương quá, ngay cả cái khuôn mặt khó coi này nữa, cũng là đứa con mà tôi đã đem cả sinh mạng để đẻ ra. Tôi đã cố gắng cho cháu bú sữa theo chỉ thị ấm áp của bác sĩ và y tá. Đứa con này, vào ngày thứ hai được y tá đặt ống và cho uống sữa. Nhờ vậy mà hằng ngày tôi có thể đến bệnh viện chăm sóc cháu, sau một tháng, thì ra viện và tôi mang cháu về nhà.
Khi nghĩ đến về đến nhà, có lê đứa con gái lớn 13 tuổi và đứa con trai lớn 8 tuổi của tôi, sẽ kinh ngạc như thế nào khi nhìn thấy đứa em gái này của chúng làm tôi rất bất an. Thế nhưng những điều lo lắng đã không xảy ra, bọn trẻ đón chúng tôi rất nồng ấm chúng vui mừng bế lấy em bé. Được sự khích lệ của bạn bè người thân, tôi cũng không dấu đứa con này, cũng không còn xấu hổ và cố gắng nuôi dạy cháu.
Cháu được mổ lần thứ hai, miệng bên trái bên phải đã được đóng kín. Và cháu đã được mổ lần thứ ba vá hàm ếch, nhưng sau khi ra viện 1 tháng, cháu bị ngã trong nhà tắm đụng vào miệng làm cho vết mổ đã được đóng kín bị bung ra. Lo lắng cho sự trưởng thành và tương lai của cháu, tôi đã chuyển cháu đến bệnh viện viện đại học Aichi nơi có giáo sư NATSUME NAGATO. Và tại đây, cháu được mổ lần thứ 4 chỉnh sửa môi và vá hàm ếch.
Cứ mỗi lần nhập viện là tôi lại bắt gặp những đứa trẻ giống như vậy. Tôi có cảm giác các bà mẹ lần đầu rất ít nói và lặng lê, hầu như không mấy khi đưa các bé ra ngoài. Cho dù là các cháu có bị rách miệng đi chăng nữa, tôi vẫn hy vọng các chị em hãy nuôi dạy cháu lớn lên như những đứa trẻ bình thường. Mong các bà mẹ và gia đình đừng có những suy nghĩ như là “đứa con này tội nghiệp quá”. Bởi vì trên thế giới này còn có nhiều người đáng thương hơn rất nhiều. Y học hiện đại, phẫu thuật cũng như điều trị đã tiến bộ khác xa ngày xưa rất nhiều, nhận được ân huệ này, con của chúng ta quả thật là đứa con rất hạnh phúc.
Hiện nay, tôi đã học hỏi và hiểu được rất nhiều về công tác điều trị, tôi rất biết ơn các bác sĩ, các bậc tiền bối và các bà mẹ đã hết lòng nuôi dưỡng và hỗ trợ cho trẻ hở môi và hàm ếch. Tôi mong mỏi trong công tác điều trị sẽ không ngừng tiến bộ và vì vậy mọi người hãy cố gắng lên nhé!
BẮT GẶP NHỮNG TÂM HỒN CAO THƯỢNG

“Oe oe” ôi !cái tiếng khóc đầu tiên chào đời! khiến tôi cảm nhận cái ngày hôm đó cứ ngỡ như là mới vừa hôm qua. Con tôi nay đã được 3 tuổi và tròn 7 tháng. Sinh cháu ra ngây thơ, thuần phát mới kỳ diệu làm sao. Mẹ cám ơn con đã chào đời mang đến cho mẹ niềm hạnh phúc bất tận. Cho đến giờ tôi vẫn vui mừng cảm nhận rằng, đứa bé này ra đời trong cái thế giới này như là một điều hiển nhiên.
Tôi xác nhận lần nữa rằng tâm hồn của con người mới tuyệt vời làm sao, thế mà cho đến giờ tại sao tôi đã không để ý tới? Sự tuyệt vời của sức khỏe, điều kỳ diệu của nụ cười, một cách suy nghĩ, bất cứ điều gì cũng cảm thấy vui vẻ diệu kỳ.
Hạnh phúc không đến từ phía trước. Nó là cái mà tự thân chúng ta đuổi theo. Hạnh phúc sẽ không chạy trốn. Nó vẫn tiến tới đó. Có sự cách biệt giữa các cá nhân, nhưng nó vẫn tiến lên từng bước, từng bước một cách chắc chắn. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai, nếu nhắm mắt lại cũng sẽ có nhiều điều tâm sự. Chính bời vì có điều đó, mới có thể tiến lên tiếp đó. Cái vẻ như con người cũng được đề cao lên một bậc. Dường như có thất bại tất có thành công, có buồn ắt có vui vậy. Bạn cũng như tôi đều sẽ đi đến đó tức thời. Thôi đừng khóc nữa, "nào!” chúng ta hãy cùng hát lên đi.
Gia đình cùa tôi có 4 người. Cả hai đứa con trai đều xuýt soát tuổi nhau. Cả hai đứa đều đi nhà trẻ. Cha và con đều cố gắng cho nên tôi cũng sẽ cố gắng. Tôi làm việc từ 9 giờ sáng đến 3 giờ rưỡi chiều. Làm việc gì đi nữa cũng hãy làm một cách say mê. Xin đừng đánh mất chính mình. Tôi đang dồn hết tâm trí vào công việc và nuôi dạy con cái. Và dĩ nhiên chồng tôi cũng vậy.
“Đừng suy tư quá nhiều”, công việc hàng ngày càng bận rộn đời sống càng lấp lánh. Đừng quay lại phía sau, cứ tiến lên, hãy cám ơn một ngày hôm nay, và cầu xin cho một ngày mai. Tôi rất thích mổi ngày vui vẻ và tươi sáng như thế đó.
Trường hợp cùa trẻ hở môi và hàm ếch đang được điều trị không phải chỉ bởi một khoa, mà do sự tiếp xúc và hợp tác của nhiều khoa. Sẽ khỏi bệnh. Từng ngày, từng ngày sẽ khỏi bệnh. Tại sao bạn không thử suy nghĩ như thế xem sao?
Bạn và tôi tay nắm tay, hãy lau sạch nước mắt và tiến lên phía trước. Hãy chăm chú nhìn bằng một tình cảm thuần phát. Chắc chắn bạn có thể tiếp xúc được với con mình bằng một tình cảm kỳ diệu hơn cả bây giờ.
Tôi muốn trờ nên một con người có thể suy nghĩ về chuyện của con người bằng một ý nghĩa thật sự. Và có lê, tôi cũng sẽ dạy cho con trẻ như thế. Vì chuyện của con trẻ, tôi đã bắt gặp những tâm hồn thật cao đẹp, từ đáy lòng mình tôi xin cảm tạ tất cả. Những lời nói “cảm ơn”, “xin lỗi” không phải là khởi điểm của tâm hồn con người đó hay sao? Tất cả các bạn đang đau khổ vì cùng một căn bệnh, hãy thử bắt gặp tâm hồn cao thượng thật sự đang ngủ quên trong tâm hồn của chính mình xem sao. Cách suy nghĩ về sự vật của các bạn sẽ hoàn toàn khác. Và bất cứ điều gì, bạn cũng có thể cảm ơn.
Cuối cùng rồi thì con của tôi cũng sẽ được mổ hàm ếch lần thứ 2 vào tháng 11. Là cha mẹ, chúng tôi muốn cố gắng dốc sức lực có hạn của mình để được phẫu thuật. Xin cám ơn rất nhiều.

Cho phép tôi được dừng bút hy vọng tất cả các bạn cũng cố gắng tiến lên.

HÃY CÓ HY VỌNG

Tôi kết hôn với chồng tôi đến nay là 9 năm. Khi lấy chồng, cũng có nhiều người xung quanh phản đối quyết liệt. Nhưng tôi đã bị quyến rũ bởi nhân cách dịu dàng, đứng đắn của anh ấy, nên đã lấy anh ấy.
Hồi tôi lên 2 tuổi, tôi bị mắc bệnh bại liệt, có tật nói ngọng, và cử động không được tự nhiên. Chồng của tôi cũng bị hở môi và hàm ếch. Lý do lớn nhất mà tôi quyết định kết hôn là do tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể chia sẻ với nhau cùng nổi đau. Chúng tôi cũng đã có những bất an như là: nếu mà con của chúng tôi cũng bị bệnh giống như vậy, nhưng rồi hai đứa chúng tôi hứa sẽ giúp đỡ nhau.
Cuối cùng thì con trai đầu lòng của chúng tôi cũng bị hở môi và hàm ếch giống như cha nó. Mặc dầu đã chuẩn bị tư tưởng từ trước, nhưng khi nhìn thấy chỉ có mình con của tôi, trơ trọi được cho nằm ở trong góc phòng dành cho trẻ sơ sinh, lòng tôi quặn thắt lại, nước mắt cứ chực tuôn trào.
Tôi cũng đã suy nghĩ lại về những điều mà cha mẹ đã làm cho tôi, và lần này, tôi và chồng tôi hai người cũng sẽ làm cho con mình. Tôi thường nói chuyện với chồng về thời thơ ấu của anh ấy. Ngày xưa, do không có điều kiện điều trị giỏi, cho nên sau khi vào công ty đi làm rồi, cuối cùng mới được mổ. Anh ấy nói hồi tiểu học nghe đâu cũng thường hay cải nhau với bạn bè, nhưng dường như cũng có những người bạn thông cảm và hiểu cho.
Bản thân tôi cũng thường bị trọc ghẹo, ở trong gia đình thì rất ấm cúng, còn những điều xảy ra ở trường, cái gì tôi cũng nói với mẹ. Những khi ấy, lúc nào mẹ tôi cũng khuyến khích rằng " con hãy cắn răng lại và cố gắng lên con". Mẹ tôi cũng mất khi tôi lên 16 tuổi.
Khi con tôi được mổ lần thứ nhất, tôi hoàn toàn giao phó cho bệnh viện và y tá chăm sóc, nhưng khi cháu được mổ lần hai, lúc nào tôi cũng được ở bên cạnh cháu. Nhớ hồi lúc tôi còn nhỏ, lúc nào cũng làm cha mẹ cực khổ, và bây giờ tâm tư của tôi lúc nào cũng hướng tới con mình: " mẹ xin lỗi con nhé! Mẹ sẽ cố gắng, con cũng cố gắng lên nhé!" thế là nỗi đau nhân lên gấp bội, nước mắt tôi cứ tuôn trào tôi không thể nào quên được. Ca mổ lần thứ hai, tôi cùng chông hai người rồi cũng đã vượt qua.
Con tôi hiện giờ đang học lớp hai. Hằng ngày cháu đeo cặp táp đi đến trường và chơi cùng bạn bè. Thỉnh thoảng cháu chạy về nhà tôi với con mắt đỏ hoe. Mỗi lần tôi hỏi “ Sao vậy con ?”, cháu chỉ trả lời “ Không có gì đâu mẹ” và hầu như không bao giờ nói là chọc ghẹo và cãi nhau với bạn bè.
Khi tôi đau khổ, mặc dầu cháu không nói ra, nhưng tôi vẫn muốn chăm sóc cháu một cách trìu mến. Hơn tất cả những người không có khuyết tật, tôi cảm thấy dường như mình có sứ mệnh sanh và nuôi dưỡng cháu.
Có nhiều điều trong cuộc đời của tôi, tôi cũng đã từng hâm mộ người. Tuy nhiên, giờ đây tôi nghĩ rằng “mình không muốn chịu thua chính mình”.
Hiện tại, y học đã phát triển rất hiện đại, một hy vọng tươi sáng đã nảy sinh đối với cha mẹ và bệnh nhân hở môi và hàm ếch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn đọng lại về mặt tinh thần.
Tôi muốn được học hỏi thêm với tất cả mọi người. Sau cùng, mặc dầu cơ thể bất tiện, nhưng tay chân tôi vẫn còn khỏe mạnh. Tôi nghĩ có hy vọng, có tự tin là có tất cả. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé.

MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ

Tôi nhớ khi đứa con này được sinh ra, nó đã khóc 3 ngày 3 đêm trên giường bệnh của bệnh viện ( và tôi cũng vậy ). Tôi muốn vứt bỏ đưa con này đi, nhưng không thể được và cứ phải nuôi dưỡng nó quên cả bản thân mình.
Bây giờ nhớ lại tôi đã không thể cho nó uống sữa một cách khéo léo, cũng không có thời gian… nuôi đưa bé này đã mất quá nhiều thời gian. Tôi nghĩ cũng không thể so sánh với những đứa con khác.
Hiện tại là viên ngọc quý báu mà tôi không được đánh mất. Đó là tin tưởng vào người bác sĩ mà tôi đã được giới thiệu cho đến ngày hôm nay.
Tôi nghĩ bệnh viện gần nhà rất tiện lợi cho việc đi lại ( dường nhw không mất phí tổn do con còn nhỏ) . Trong gia đình cố sao cho không tối tăm. Tính cách của cha mẹ không vì thế mà thay đổi. Mọi vật đều sáng sủa, nếu muốn lấy gì đều có thể lất và đều quay về chỗ cũ. Việc không thể tách rời là bận rộn và lo lắng.
Tôi nghĩ nuôi được cháu như bao đứa trẻ bình thường thì tốt quá. Và tôi cũng đang làm như vậy. Về mà cá nhân, tôi cám ơn vì khoẻ mạnh và thuận lợi hơn tôi đã nghĩ.
Tôi nghĩ, vì mới học lớp một nên nó không biết gì về tương lai xa, nhưng nó đã thổi kèn ac-mô-ni-ca học ở nhà trẻ một cách rất dễ dàng. Trong câu chuyện với các bậc đàn anh (các ông bố, bà mẹ có con học tiểu học lớp 5, lớp 6), thì nghe đâu thầy giáo ở trường bảo là bọn chúng không thổi được kèn trom-pet, nhưng nghe đâu cứ luyện tập chắc đừng chán nản rồi sẽ thổi được.
Cố gắng lên con yêu, cha mẹ cũng vậy...Thách thức với tất cả, không tiếc sức lực... không nản lòng cho đến cuối cùng của cuối cùng. Kết quả đó thể nào cũng thành.
Mọi việc đều thuận lợi, vì không có sự trêu ghẹo đặc biệt nên không biết. Điều mà mình biết thì trước đó sẽ liên lạc với thầy cô phụ trách. Dù cho có biết cũng không nói ra miệng, cảm ơn sự tử tế và dịu dàng của mọi người xung quanh.
Hỡi các bà mẹ có con vừa mới sinh! Không phải chỉ có mình các bà đâu. Cũng có nhiều người trước đó nữa. Tất cả mọi người, đều đang sống khỏe mạnh lạc quan và hướng về phía trước. Đầu tiên là bất an, nhưng hãy tin tưởng vào bác sĩ, học tập ở hội phụ huynh, bạn sẽ lọai bỏ được sự bất an. Những điều khó khăn, hãy trao đổi với những người đi trước, với bác sĩ, và chịu sự chỉ đạo.