1. CÓ NHỮNG DẠNG KHE HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH NÀO?
Khe hở môi và hàm ếch có các dạng như hình vẽ:
- Khe hở bộ phận (vết rách chỉ có ở một bên nào đó của môi)
- Khe hai bên.
- Khe hoàn toàn (vết rách ở cả hai bên và kéo dài tới mũi)
- Khe không hoàn toàn, (khe hở mức độ nhẹ ở một phía nào đó). Ví dụ người ta có thể hở môi trái không hoàn toàn.
Theo dõi số ca hở môi, hàm ếch ở người Việt Nam và người Nhật Bản thì số ca hở môi, hàm ếch hoàn toàn về phía bên trái chiếm tỉ lệ cao nhất.
Ngoài ra, tuy không nhiều, nhưng còn thấy một số dạng vết rách khác như: vết rách chính giữa môi trên; vết rách ngang qua khuôn mặt kéo dài từ 2 mép; vết rách chéo từ môi lên đến mi mắt.

Khe hở môi một bôn Khe hở môi một bên không hoàn toàn hoàn toàn
Khe hở môi hai bôn không hoàn toàn
Khe hở môi hai bên hoàn toàn

Khe hở hàm ếch không hoàn toàn
Khe hở hàm ếch một bèn hoàn toàn
Khe hở hàm ếch hai bồn không hoàn toàn

2. HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỰ PHÁT TRIỀN CỦA TRẺ HAY KHÔNG?
Trẻ bị hở môi, hàm ếch không phát triển kém hơn so với những trẻ em bình thường khác. Ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn trước khi phẫu thuật do thiếu trọng lượng, thì sau khi được phẫu thuật, trẻ sẽ đuổi kịp các bạn về cân nặng cũng như các mặt khác.
Nhiều bà mẹ, do thấy con bị hở môi và hàm ếch, nên cho bé cai sữa sớm, điều này là không cần thiết.
Ngay cả trường trường hợp bé chưa được phẫu thuật sứt môi và hàm ếch, vẫn cho bé ăn theo chế độ cai sữa bình thường. Tuy nhiên, do thức ăn dễ lọt vào mũi nên sau khi ăn, phải cho uống nước ấm, lấy hết thức ăn thừa và làm vệ sinh răng miệng cho bé.

3. CÓ THỂ PHẪU THUẬT NGAY SAU KHI SINH ĐƯỢC KHÔNG?
về nguyên tắc có thể phẫu thuật ngay sau khi sinh. Nhưng chúng tôi và các chuyên gia sẽ quyết định thời điểm phẫu thuật thích hợp để có được kết quả tốt hớn.
Hiện nay, qua kết quả của hàng ngàn ca mổ trong 20 năm qua, chúng tôi thường phẫu thuật hở môi khi cháu bé được khoảng 6kg (3-4 tháng tuổi) và phẫu thuật hở hàm ếch khi cháu bé được khoảng 10 kg (18-22 tháng tuổi).
Dị tật hở môi, hở hàm ếch không nguy hiểm đến tính mạng nên không nhất thiết phải mồ ngay sau khi sinh. Hơn nữa, trẻ em sau khi sinh đang còn lạ với môi trường mới, có thể có những chứng bệnh khác chưa phát hiện ra. Vì vậy, xét từ góc độ an toàn trong và sau khi mổ, đồng thời tính đến mục tiêu thẩm mỹ nên cần thiết phải lựa thời điểm phẫu thuật thích hợp như đã trình bày ở phan trên.
Có một điểm thuận lợi trong trường hợp mổ ngay sau khi sinh là cả bố và mẹ đều có mong muốn mổ ngay chõ con mình, ở Việt Nam có nhiều trường hợp mổ muộn vì nhiều lý do khác nhau nhưng đều không có vấn đề gì. Cha mẹ và gia đình bé chở mong từng ngày đễ mổ cho bé, tuy nhiên, hãy vì sự an toàn của bé mà cố gắng chở đợi thời điểm thích hợp nhất.

4. TRẺ BỊ SÚT MÔI VÀ HÀM ẾCH CÓ THỂ CHO BÚ MẸ ĐƯỢC KHÔNG?
Mặc dù bị hở môi và hở hàm ếch, nhưng nếu có thể cho trẻ bú được thì các bà mẹ nên cố gắng cho trẻ bú mẹ càng tốt.
Như chúng ta đã biết, sữa mẹ không những tốt cho sức đề kháng của trẻ mà còn giúp tăng cường sự gắn bó, giao tiếp giữa mẹ và con. Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị hở môi và hở hàm ếch, phải dùng núm vú đặc biệt. Rất nhiều người cho rằng phải cho con dùng sữa ngoài, đây là một sai lầm lớn. Ngay cả trong các trường hợp này, vẫn có thề vắt sữa mẹ vào bình và cho con bú bình thường, hoặc có thề lượng sữa cho bé bú không được nhiều, nhưng nếu được nên cố gắng cho bé bú trực tiếp. Điều này có lợi cho việc vận động cơ mối và quan hệ mẹ con như đã nói ở phần trên.

5. LƯỢNG SỮA VÀ THỜI GIAN CHO BÚ NHƯ THẾ NÀO LÀ PHÙ HỢP ĐÓI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TRẺ BỊ SÚT MÔI VÀ HÀM ẾCH?
Đối với trẻ hở môi, hở hàm ếch không cần thiết phải có chế độ ăn (lượng sữa và thời gian) đặc biệt. Cho trẻ bú một lượng cần thiết như với các trẻ em khác, và sẽ quy định giờ cho bú khi trẻ đã phát triển ở một mức độ nhất định.
Tuy nhiên, do bị hở môi, hở hàm ếch nên có nhiều trưởng hợp trẻ muốn bú nhưng sức bú yếu nên lượng sữa mẹ cung cấp không đủ. Trong trường hợp này phải sử dụng núm vú riêng cho bệnh nhân hở hàm ếch. Nếu lượng sữa mẹ không thể cung cấp đủ thi yêu cầu khoa răng hàm mặt làm giúp cho dụng cụ hỗ trợ đề giúp trẻ uống sữa dể dàng hơn.
Bình thường, nếu thời gian uống sữa kéo dải trên 30 phút sẽ lầm cho trẻ bị mệt và việc cho bú bị ngưng giữa chừng mặc dủ lượng sữa trẻ bú vẫn chưa đủ, trường hợp này cần có biện pháp khắc phục như đã nói ở phàn trước.
Trong một số trường hợp, núm vú cọ sát làm tấy đỏ khe hở, cần có các dụng cụ hỗ trợ đặc biệt để cải thiện tình hình. Nếu trọng lượng của bé không tăng đầy đủ, cần đưa trẻ đến khám ở chuyên khoa nhi.

6. CHO TRẺ UỔNG SỮA BẰNG MỘT CÁI ỐNG LUỒNG QUA MŨI CÓ ĐƯỢC KHÔNG?
Sau khi sinh, đối với trẻ thiếu cân, sức mút yếu; trẻ có hàm dưới nhỏ; trẻ có khe hở lớn, có thể cho uống sữa bằng một cái ống luồn qua mũi vào dạ dày.
Đối với trẻ không có dị tật gì khác nữa, nên tham khảo ỷ kiến của các bác sĩ chuyên gia khoa nhi, sản khoa, khoa răng hàm mặt và sử dụng các loại bình sữa đặc biệt, cố gắng hết sức cho trẻ uống sữa bằng miệng.
Có nhiều trường hợp do mức độ của khe hở nên ngay cả khi sử dụng bình sữa đặc biệt nhưng hiệu quả cũng không cao. Trong trường hợp này người ta sử dụng dụng cụ hỗ trợ đặc biệt kiểu Hotz để giúp trẻ uống sữa tốt hơn. Nhưng một số trẻ có các cơ liên quan đến sự vận động mút và nuốt phát triền kém nên không thể bỏ hoàn toàn ống hút tiếp sữa được.
Trong trường hợp này, thường các bà mẹ hay dựa vào việc cung cấp dinh dưỡng một cách nhẹ nhàng qua đường ống mà không cho trẻ uống qua miệng. Nhưng nếu kéo dài hình thức này trẻ sẽ không uống và ngại ăn qua miệng, hơn nữa do không vận động lưỡi và hàm sẽ không tốt cho việc phát âm sau này. Vì vậy, dù ít nhưng nếu được hãy cho trẻ uống bằng miệng và nếu thiếu hãy bổ sung qua đường ống.
Đối với những trẻ được cung cấp dinh dưỡng qua đường mũi trong một thời gian dài, cần phải nỗ lực đề chuyển sang hình thức cho ăn qua miệng dù có phải mất nhiều thời gian. Trong trường hợp này, không nhất thiết tháo bỏ hoàn toàn đường ống để cho ăn bằng miệng mả trước hết phải kiểm tra khả năng mút và hoạt động của hàm dưới, sử dụng núm vú để kích thích các hoạt động này. Đồng thời, tham khảo ý kiến của bác sĩ, dùng thìa cho trẻ uống ít một (hoặc sử dụng dụng cụ hỗ trợ) khi thấy trẻ đã đói.
Chúng tôi hầu như không dùng phương pháp cho uống sữa qua mũi mà chủ yếu sử dụng bình sữa đặc biệt hoặc dụng cụ hỗ trợ cho bệnh nhân hở hàm ếch. Trường hợp trẻ mắc phải một số chứng bệnh khác, chúng tôi sẽ thành lập nhóm bác sĩ nhi và răng hàm mặt, kiểm tra tình trạng tổng thể hạn chế sử dụng ống sao cho phù hợp với khả năng trường thành của trẻ.

7. CÓ CẦN HẠN CHẾ CHƠI THỂ THAO ĐỐI VỚI TRẺ BỊ SỨT MÔI VÀ HÀM ẾCH KHÔNG?
Trường hợp trẻ bị hở môi, hàm ếch, trong thời gian chở đến khi mổ, trọng lượng cơ thể tăng không tốt, bo mẹ thường lo lắng trẻ có lớn lên được không? có đi được không? tương lai có chơi thể thao được không?
Thông thường, trẻ bị hở môi, hàm ếch nhưng chưa mổ do lượng sữa được cung cấp không đủ, ở những giai đoạn nhất định trọng lượng cơ thể không bằng những trẻ em khác. Nhưng phần lớn các trẻ được cho uống sữa đầy đủ, thông qua phẫu thuật, khe hở được bịt lại làm tăng khả năng mút, nên sau khi mổ trọng lượng cơ thể tăng lên một cách bình thường và đuổi kịp sự phát triển của các trẻ em khác. Lúc này, trẻ có thể chơi đùa như nhảy dây như các trẻ em khác. Vì vậy, dù trẻ bị hở môi, hàm ếch thì cũng không ảnh hưởng xấu tới sự phát triển toàn thân của trẻ.

8. TRẺ CHẬM NÓI DO BỊ HỞ HÀM ẾCH, KHẢ NĂNG HỌC TẬP CÓ BỊ GIẢM ĐI KHÔNG?
Trừ trường hợp trẻ còn bị mắc các chứng bệnh về não khác, học lực của trẻ sẽ không giảm sút. Vì vậy có thể khẳng định dù bị hở môi, hở hàm ếch, trẻ cũng không bị thần kinh phát triển chậm hoặc giảm học lực. Chúng tôi biết có nhiều trường hợp trẻ hở hàm ếch, do một số lý do mà việc phẫu thuật rất muộn, nhưng chỉ sau vài năm các bé đó đã đuổi kịp những trẻ khác về số lượng từ.

9. KHI NÀO VÀ GIẢI THÍCH NHƯ THẾ NÀO VÈ BÊNH TẬT CHO TRẺ?
Theo khảo sát của chúng tôi, trẻ bắt đầu nhận thức về bệnh tật sớm nhất là từ 2-3 tuổi, nhưng quá nửa các bà mẹ được hỏi chỉ giải thích ở mức độ nào đó vào những năm cuối tiểu học. Như vậy, rất nhiều trẻ mặc dù nhận thức được về bệnh tật nhưng không nhận được sự giải thích từ người mẹ.
Vì vậy, ở mẫu giáo và tiểu học, khi bạn bè hỏi về vết thương trẻ đã không biết trả lời như thế nào, đấy cũng là nguyên nhân gây ra sự kỳ thị.
Những người mẹ không giải thích về bệnh tật cho con mình, theo chúng tôi nghĩ, là do người mẹ không biết có cần phải nói hay không, hơn nữa cũng không biết bao giờ nói và nói như thế nào.
Theo chúng tôi, có thể xử lý vấn đề này theo cách sau:
Trước hết, về thời điểm giải thích là khi trẻ hỏi tại sao miệng trẻ bi như vậy? hoặc khi trẻ soi gương và nhận ra dị tật của minh thì cần giải thích ngay.
Nếu cha mẹ cớ ý định giấu giếm về bệnh tật, trẻ rất nhạy cảm và hiểu rằng đề cập đến đề tài này là không hay và luôn luôn suy nghĩ như vậy. Từ đây hình thành thái độ ứng xử với bạn bè trong giao tiếp.
Khi trẻ hỏi tại sao có vết thương này thì người mẹ nên trả lời “do trong bụng mẹ bị thương và phải đi chữa trị ở bệnh viện”. Như vây trẻ sẽ hiểu và cũng sẽ trà lời như mẹ giải thích khi được ban hỏi và những đứa trẻ xung quanh cũng sẽ hiểu như vậy.

10. CÓ PHẢI TRẺ BỊ SÚT MÔI VÀ HÀM ẾCH BỊ MẮC CÁC BỆNH BẨM SINH KHÁC CAO HƠN HAY KHÔNG?
Bản thân hở môi, hở hàm ếch cũng là bệnh bẩm sinh và tỷ lệ bị mắc bệnh bẩm sinh về tím cũng khá cao. V! vậy, cần yêu cầu khoa nhí khám một cách kỹ lưỡng. Thông thường, sau khi sinh các bác sĩ khoa sản và khoa nhi sẽ tiến hành khám cho trẻ.
Đối với chúng tôi, sẽ tiến hành khám toàn bộ trẻ bị hở môi hở hàm ếch tại khoa nhi. Vì một số bệnh chưa xuất hiện ngay sau khi sinh, hơn nữa với sự tham gia của nhiều bác sĩ, nhiều căn bệnh đã được phát hiện. Với suy nghĩ như vậy, nên chúng tôi không mổ ngay sau khi sinh.

11. CÓ THẾ MỔ VÁ MÔI VÀ HÀM ẾCH CHO CÁC TRẺ BỊ MẮC BỆNH TIM HAY KHÔNG?
Có nhiều trẻ hở môi, hở hàm ếch mắc thêm bệnh yếu tim. Theo chúng tôi được biết, rất nhiều trẻ yếu tim đã được phẫu thuật. Vì vậy, có thể khẳng định rằng trẻ mắc bệnh tim van phẫu thuật được.
Đối với trẻ mắc bệnh tim cần trao đổi với khoa tim mạch, khoa nhi, khoa gây mê để quyết định thời điểm mổ tốt nhất, phù hợp với bệnh trạng của từng bệnh nhân.
Vì vậy, tùy từng trường hợp có thề sử dụng dụng cụ nhân tạo và tiến hành mổ tim trước rồi mổ hàm ếch sau. Và như phần trên đã nói có nhiều trường hợp mổ chậm hơn đôi chút so với thông thường nhưng ca nào cũng mổ được.

12. CẦN LƯU Ý GÌ KHI TIÊM CHỦNG NGỪA CHO TRẺ BỊ HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH?
Thông thường người ta chủng ngừa cho trẻ sơ sinh sau khi sinh từ 2-3 tháng. Không cần có sự lưu ý đặc biệt gì cho trẻ hở môi, hở hàm ếch. Nhưng một tháng sau khi chủng ngừa, trong cơ thề xảy ra các phản ứng miễn dịch nên cần tránh thời điểm mổ và phải trao đổi với nhân viên y tế sau khi mổ.

13. CÓ PHẢI TRẺ HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH THƯỜNG HAY Ở NHIỀU PHẢI KHÔNG?
Không phải như vậy.
Nhưng chúng tôi cũng nhận được một số thắc mắc của các bà mẹ có con bị hở môi, hở hàm ếch rằng trê bị hở môi, hở hàm ếch ợ nhiều hơn trẻ khác. Phần lớn các trường hợp hở môi, hở hàm ếch khi cho bú sữa, không khí được hút vào qua khe hở, đây là nguyên nhân gây ra ợ nhiều ở trẻ.
Trường hợp này không có vấn đề gì, nhưng cách cho trẻ uống sữa là chưa chuẩn nên kiểm tra lại. Khi gặp trường hợp trẻ ợ nhiều và khó chịu, nên nghỉ một chút. Nếu không, khí thải sẽ nhiều lên, sữa uống chưa đủ nhưng bụng thì căng lên, đây có thể là nguyên nhân gây ợ ở trẻ.

14. GÂY MÊ TOÀN THÂN CÓ HẠI GÌ CHO TRẺ KHÔNG?
Thông thường, gây mê toàn thân không ảnh hưởng gì tới các bộ phận khác trong cơ thề I Tuy nhiên, có báo cáo nói rằng, 1 gram thuốc gây mê có khả năng gây nên sự khác thường ở chức năng gan.
Vi vậy, trường hợp mổ khe hở môi cả hai bên bằng phương pháp này, cần thực hiện cách nhau 2-3 tháng đề đảm bảo an toàn. Hiện nay, kỹ thuật gây mê rất tiến bộ nên hãy tin tưởng vào Gác chuyên gia gây mê.

15. PHẪU THUẬT HỞ MÔI, HỞ HÀM ẾCH Ở ĐÂU THÌ TỐT?
Điều trị hở mối, hở hàm ếch không chỉ đơn thuần là phẫu thuật mà là sự phối hợp giữa các khoa liên quan đến sự phát triền ngôn ngữ, khả năng nhai, sự hoạt động của hàm, và diện mạo của khuôn mặt (chức năng thẩm mỹ).
Vì vậy, muốn phẫu thuật phải có sự phối hợp chặt chẻ giữa các chuyên gia của các khoa: Điều trị về phát âm ngôn ngữ; khoa chỉnh hình răng; nha khoa trẻ em; khoa trám răng; khoa nhi; khoa gây mê; khoa tai mũi họng...Nhưng trên thực tế, mọi người không biết được ở bệnh viện nào có đủ các nhóm bác sĩ như vậy. Chúng tôi có nghe nhiều người phàn nàn rằng họ gặp khó khăn khi chỉ được mổ mà không được điều trị về ngôn ngữ hoặc chỉnh hình răng.
Trong những trường hợp lo lắng như vậy, khi khám bệnh cần yêu cầu giải thích rõ về nội dung điều tri, trao đổi với các cơ sở bảo vệ sức khỏe, hội cha mẹ có con bị hở môi, hở hàm ếch, và hỏi ỷ kiến những người có kinh nghiệm.

16. CHI PHÍ CHO CA MỔ LẦN ĐẦU CẰN BAO NHIÊU TIỀN?
Chi phí điều trị hở môi, hở hàm ếch chỉ là một phẫu thuật rắt nhỏ. Nhưng có thể bạn phải trả một khoản rất lớn như là một ca phẫu thuật thẩm mỹ ở các phòng mạch tư. Cùng với tôn chỉ của chính phủ Việt Nam “Vì sự nghiệp giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em", JCPF chúng tôi tiến hành phẫu thuật ở Việt Nam với mục đích nhân đạo góp phần xoa dịu những nổi đau của các gia đình có con em bị khuyết tật, các chi phí cho ca mổ và sau ca mổ hoàn toàn miễn phi.

17. SAU KHI MỔ, MÀU ĐỎ TRÊN VẾT THƯƠNG BAO GIỜ MẤT ĐI?
Sau khi mổ, màu đỏ trên vết thương và các vết cứng xung quanh vết mổ sẽ mất đi nhanh chậm tùy theo từng người. Thông thường, màu đỏ sẽ mất đĩ sau 3 tháng đến 1 năm.
Tuy nhiên, nếu có màu đỏ khác thường, vết thương lồi lên sau mổ, có thể đây là trường hợp sẹo lồi nên đi khám bác sĩ.

18. DO TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ KHÔNG ĐỦ CÂN NÊN VIỆC MỔ HÀM ẾCH BỊ DỜI LẠI. VẬY CÓ BỊ ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN TƯƠNG LAI HAY KHÔNG?
Tôi thường mổ hàm ếch cho trẻ có trọng lượng cơ thể 10kg vào khoảng 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, đó là định hướng, còn thực tế ở mỗi bệnh nhân một khác. Ví dụ, trên 2 tuổi nhưng thề trọng không tới 10kg lại mắc chứng khác, và phải ưu tiên chữa bệnh đó trước:
Vỉ những lý do nào đó, việc phẫu thuật bị chậm lại, nhiều bà mẹ lo lắng cho khả năng nói và học lực của trẻ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, dù phẫu thuật có bị chậm đì ít nhiều thì khả năng nói của trẻ chỉ bị chậm đôi chút và sẽ trở lại bình thường khi trẻ vào tiểu học
ở Việt Nam, có trường hợp phẫu thuật khi đã lớn tuổi và nếu cố gắng luyện phát âm thì vẫn có thể nói chuyện một cách chính xác.
Vì vậy, có thể khẳng định, việc phẫu thuật chậm cũng không ảnh hưởng tới khả năng nói và học lực. Tuy nhiên vì một lý do nào đó (phát hiện bệnh ở niêm mạc bị chậm), việc phẫu thuật hàm ếch không được tiến hành khi trẻ học tiểu học, trung học trong thời kỳ vị thành niên phát âm đã bị tật dù có phẫu thuật cũng không thể sửa ngay được mà cần có thời gian để luyện sửa.

19. SAU KHI ĐƯỢC PHẪU THUẬT HÀM ẾCH CÓ CẨN ĐIỀU TRỊ VỀ NGÔN NGỮ HAY KHÔNG?
Đại bộ phận trẻ em được phẫu thuật hàm ếch, mặc dù khống được tri liệu về ngôn ngữ vẫn có được khả năng đóng mở giữa mũi và miệng. Nhưng một phần vẫn còn tiếng gió khi phát âm.
Ngay cả trong trường hợp không cố tiếng gió nhưng răng sắp xếp lộn xộn, không chuẩn nên gây ra hiện tượng nói ngọng, phải kiểm tra việc trị liệu ngôn ngữ cho tất cả trẻ em. Có trường hợp thay răng hoặc sử dụng các dụng cụ nắn chỉnh hình răng cũng gây nên sự sai lạc đôi chút khi phát âm. Vì vậy, cần phải tham khảo ý kiến nha sĩ.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phải xác định hướng điều trị ngôn ngữ khi nhập viện trước khi phẫu thuật hàm ếch. Trên thực tế, sự cần thiết trị liệu ngôn ngữ và thời điềm bắt đầu trị liệu phụ thuộc vào từng đứa trẻ. Bình thường, có thể xác định được có cần điều trị hay không trong khoảng thời gian khi trẻ đến 3 tuổi rưỡi.
Trường hợp không có phòng trị liệu ngôn ngữ tại bệnh viện phẫu thuật, cần thăm khảo ý kiến của các chuyên viên trị liệu ngôn ngư khác, nhưng tất cả họ đều không phải là chuyên gia ngôn ngữ hở hàm ếch, nên hỏi kỹ nhân viên y tế và đề nghị họ giới thiệu cho cơ sở nơi mình cư trú.
Tại các phòng trị liệu ngôn ngữ của chúng tôi, cũng cho phép tri liệu cho những người đã phẫu thuật hàm ếch khác đồng thời giới thiệu các cơ sở trị liệu ở khu vực khác.

20. SAU KHI ĐƯỢC PHẪU THUẬT HÀM ẾCH, CÓ CẰN PHẢI LUYỆN TẬP GÌ Ở NHÀ HAY KHÔNG?
Sau khi phẫu thuật hàm ếch, ở nhà, cha mẹ cần tiến hành trị liệu ngôn ngữ và kiềm tra định kỳ cho trẻ. Nếu cần, thỉnh thoảng làm theo các chỉ dẫn của chuyên viên trị liệu ngôn ngữ. Mỗi người có một kế hoạch trị liệu khác nhau, không có một mẫu chung cho tất cả mọi người.
Thông thường, sau khi mổ trong vòng khoảng một tháng, các tổ chức mô còn yếu, dễ chảy máu, tránh dùng dụng cụ ho trợ và thức ăn cứng. Hơn một tháng sau khi mồ, vết thương sẽ đẹp dần lên và có thể cho ăn giống như trẻ em khác.
Trong thời kỳ này, cho trẻ em chơi các trò chơi thổi, huýt sáo, hút để luyện cơ đóng mở giữa mũi và miệng. Điều này có tác dụng tốt tới việc luyện tập ngôn ngữ. Cụ thể có thể thổi kèn Acmonica, sáo... hoặc luyện hút, hoặc luyện thổi tắt lửa từ cự ly gần tới cự ly xa, sử dụng ống hút khi uống nước ngọt, ngửa cổ há miệng súc miệng...Những sinh hoạt thường ngày và những trò chơi như thế này có thể được xem là tri liệu ngôn ngữ tại gia đinh.

21. TẠI SAO MẠC DẦU ĐÃ ĐƯỢC PHẪU THUẬT HÀM ẾCH NHƯNG THỨC ĂN VẪN TRÀO VÀO MŨI?
Vòm miênq đóng kín: Bằng phẫu thuật khe hở đã được đóng kín, vòm miệng hoạt động tét. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có một số trường hợp có hiện tượng thức ăn lọt qua mũi. Đây là do sau khi mổ, chức năng đóng mở ngăn cách giữa mũi và miệng hoạt động chưa tốt nên không ngăn được hoàn toàn. Chức năng đóng mở ngăn cách này sẽ được khôi phục và cải thiện dần dần.
Trường hợp có lỗ ở vòm miệng: Phẫu thuật hàm ếch nhằm mục tiêu cao nhất là thu lại được chức năng đóng mờ ngăn cách mũi và vòm miệng. Người ta tiến hành mổ đề kéo niêm mạc vòm miệng và đại bộ phận cơ về phía sau. Vì vậy, trong trường hợp khe hở lớn, tổ chức cơ mô không đầy đủ sẻ tạo lỗ thùng ở phía trước. Nếu lỗ này lớn, đó lả nguyên nhân gây lọt hoặc động thức ăn tạo nên hơi thở có mùi hôi.
Lỗ này có khả năng lớn nhưng rồi cũng sẽ được đóng kín, không nên lo lắng. Nhưng dù có đóng kín sớm, nhưng do cằn điều trị chỉnh sắp xếp lại trật tự răng nên có khả năng lỗ hở lại xuất hiện. Nếu có vấn đề về rò rì thức ăn và phát âm, trước hết hãy sử dụng dụng cụ đóng tạm thời và sẽ mổ khi trẻ lớn hơn.


22. CÓ THỀ PHẪU THUẬT VÁ MÔI VÀ HÀM ẾCH ĐẾN MẤY LẦN?
Không có giới hạn phẫu thuật hở môi, hở hàm ếch. Tuy nhiên, phải cố gắng mổ ít nhất nhưng hiệu quả cao nhất. Không thể cho rằng mổ nhiều lần là tốt. Mổ nhiều lần sẽ làm thiếu các tổ chức mô và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hàm. Vì vậy cần phải trao đổi kỹ với các chuyên gia trước khi mổ.

23. PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA HỞ MÔI TIẾN HÀNH VÀO THỜI KỲ NÀO THÌ TỐT?
Số lần mổ càng ít càng tốt, nhưng còn phụ thuộc vào khe hở lớn vị trí của hàm trước; xương sụn mũi thay đổi; do thể chất dể tạo sẹo; mũi biến dạng; hàm trên kém phát triển; khuôn mặt không đầy đủ. Đây là những trường hợp thường gặp. Thời kỳ mổ thích hợp sẽ được quyết định tủy thuộc vào tinh trạng của bệnh nhân và không thể nói có chung một thời kỳ thích hợp nhất cho các bệnh nhân.
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa theo những nguyên tắc sau:
- Biến dạng của môi: Bên trái và phải đường vòng cung Cupid không cân xứng (có hình dạng núi Phú Sỹ ở chính giữa môi); đường viền môi đỏ bị lệch; độ dày môi đỏ phải trái không đều; nhân trung bị lệch; sẹo lớn ở vết mổ v.v. Nếu là ca mổ hạn chế ở môi, thì có khả năng mổ lúc còn nhỏ tuổi. Đối với các trường hợp này, thông thường chúng tôi cân nhắc đến đời sống xã hội của các trẻ mà tiến hành mổ một năm trước khi các em vào tiểu học.

Lệch nhân trung và đường bờ môi
Biến dạng mũi: Cùng với sự trưởng thành của trẻ; có những cái mũi cho thấy ngoại hình rất tốt ngay sau khi phẫu thuật khe hở môi lần đầu tiên cũng xảy ra tinh trạng mất cân đối ở phía vết mồ và lỗ mũi hai bên trái phải không cân xứng. Sự biến dạng của mũi như thế này gây ra bởi sự lệch vị trí; biến dạng hay kém tăng trưởng v.v. của sụn cánh mũi, xương hàm và vách ngăn mũi. Vì vậy, cũng có trường hợp không thể phòng ngừa tùy theo tình trạng của vết rách. Trong trường hợp này, cho dù cố tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa ngay khi còn nhỏ tuổi đi chăng nữa, thì phần lớn sự biến dạng của mũi vẫn bị tái phát theo sự tăng trưởng của cơ thể. Do đó, ở các cơ sờ của chúng tôi tiến hành phẫu thuật các ca chỉnh sửa này sau 16 tuổi. Nhưng trong trường hợp mà mức độ biến dạng của mũi trầm trọng, và Cha Mẹ của trẻ tha thiết yêu cầu cũng có khi chúng tôi tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa nhẹ như là không tấn công vào các xương sụn khi các em còn nhỏ tuổi.

Sau khi chỉnh hình
- Biến dạng của hàm: Điều trị chủ yếu đối với sự kém phát triển của hàm được tiến hành ở khoa chỉnh hình nha. Chủng tôi không khuyến khích việc tiến hành Chĩnh hình ngoại khoa một cách dễ dải ở độ tuổi nhỏ.
Sự phát triển của hàm kết thúc (thường sau 16 tuổi), và mặc dầu tiến hành điều trị chỉnh hình, nhưng trong trường hợp sự biến dạng của hàm nghiêm trọng, thì sau khi thảo luận với các khoa như khoa chỉnh hình, khoa điều trị răng v.v. sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương hàm trên, hàm dưới hay xương hàm trên dưới.

Phẫu thuật cắt nối xương hàm trên
24. TRẺ BỊ KHE HỞ MÔI CÓ GẶP VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ HAY KHÔNG?
Trường hợp trẻ bị hở môi, nếu được phẫu thuật thì hầu như không cần thiết phải điều trị ngôn ngữ. Đối với các trường hợp răng mọc không chuẩn thì vị trí của lưỡi khi phát âm sẽ không đúng, do đó phát âm sẽ ngọng nghịu thiếu chính xác như ta thành tha V;V.-
ở các cơ sở của chúng tôi, đối với trẻ hở môi không tiến hành khám định kỳ điều trị ngôn ngữ đặc biệt, mà chúng tôi tiến hành khám định kỳ bình thường phân loại các phát âm không chuẩn. Bằng việc kiểm tra này, nếu có những trờ ngại về phát âm, thì sẽ tiến hành điều trị chình hình răng ngay cả ở thời kỳ răng sữa. Từ ý nghĩa đó cho thấy việc khám định kỳ rất quan trọng, ngoài ra, vào thời kỳ mọc và thay răng nếu phát hiện sự khác thường về phát âm của trẻ nên đi khám chuyên khoa.

25. THIẾT BỊ HỖ TRỢ NGÔN NGỮ LÀ GÌ?
Hổ trợ ngôn ngữ là thiết bị hổ trợ phát âm trong trường hợp sau phẫu thuật hàm ếch mà cơ năng đóng mở khoang mũi và hầu không được hoàn toàn, có nghĩa là giọng mũi hở quá lớn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bất cứ trẻ hở hàm ếch nào cũng sử dụng thiết bị này. Trường hợp khám ngôn ngữ định kỳ nếu giọng mũi hở, thì chế thiết bị hổ trợ phát âm và điều trị ngôn ngữ sao cho không có tật nói ngọng.
Trường hợp cơ năng đóng mờ không toàn vẹn ở mức độ nhẹ thì không cần phải mổ lại, chỉ cần luyện bằng thiết bị hồ trợ phát âm cũng có thể phát âm chính xác.

26. CÓ PHẢI NẾU PHẪU THUẬT HẠCH HẠNH NHÂN - CẮT AMIDAM (ADENOIS) SẼ GÂY BẤT THƯỜNG VỀ PHÁT ÂM
Phẫu thuật hạch hạnh nhân (VA) được biết là có khả năng gây bất thường về phát âm. Trường hợp trẻ bị hở hàm ếch, sự nở lớn của các hạch có liên quan đến cơ năng màng hầu-hầu (velopharyngreal function). Do việc cắt bỏ hạch này sẽ bị giọng mũi hở. Vì thế cho nên, đối với việc phẫu thuật hạch hạnh nhân, nên hỏi kỹ ỷ kiến bác sĩ tai mũi họng kể cả điềm này.

27. CÓ PHẢI NẾU BỊ HỞ HÀM ẾCH, SẼ KHÓ CỬ ĐỘNG HÀM DƯỚI VÀ LƯỠI?
Mặc dầu bị hở hàm ếch, cũng không gây ra sự bất thường về vận động của hàm dưới, nhưng do lưỡi bị rơi vào khe hở nên xương hàm trên sẽ bị lệch vị trí. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Pierre Robin (Pierre Robin syndrome, Robin anomaly) do phần lớn cằm nhỏ mang tính di truyền, kèm theo Khe hở hàm ếch, cho nên đối với các trường hợp này vị tri của lưỡi ở phía sau, sẽ gây khó khăn về hô hấp. Trong các trường hợp này, bằng vào việc làm hàm giả mà chúng tôi đã đề cập trước đây, cỏ thề ngăn lưỡi rơi vào khe hở và giữ cho vị trí của lưỡi được bình thường, do đó có thể cải thiện được sự khó khăn về hô hấp này.
Để có được hiệu quả mang tính chuyên môn cao, cần phối hợp một đội gồm chuyên gia ngôn ngữ, bác sĩ răng hàm mặt và bác sĩ nha cùng tham gia chẩn đoán và điều trị.
Không phải cứ nói có sự bất thường về ngôn ngữ là tiến hành mổ, mà cần nhở các chuyên gia ngôn ngữ và các bác sĩ chuyên khoa phối hợp khám xem nguyên nhân là gì để có hướng điều trị thích hợp như gắn thiết bị hổ trợ phát âm, chỉnh hình răng, hay phẫu thuật lại.
ở Việt Nam hiện nay, công tác điều trị ngôn ngữ sau phẫu thuật vẫn chưa được quan tâm và thực hiện triệt để.

28. MẶC DẦU NHÌN BỀ NGOÀI BÌNH THƯỜNG, NHƯNG PHÁT ÂM THÌ NGỌNG NGHỊU, CÓ PHẢI LÀ DO BỊ HÀM ẾCH?
Mặc dầu nhìn bề ngoài hình dạng của vòm miệng vẫn bình thường, nhưng có trường hợp lớp cơ bên dưới niêm mạc bị nứt hở. Chúng tôi gọi đó là khe hở hàm ếch dưới niêm mạc. Đối với các trường hợp khe hở hàm ếch dưới niêm mạc, do có nhiều trường hợp cơ năng màng hầu-hầu không đầy đủ nên cần phải phẫu thuật thích ứng.
Ngoài ra, đặc biệt đối với chứng bệnh này, khẩu cái mềm rất ngắn, hay sự hình thành các cơ không hoàn chỉnh hoặc bị tê liệt là nguyên nhân của phát âm bất thưởng. Đối với các trường hợp như thế này hãy hỏi ý kiến các nhà chuyên môn như chuyên gia điều trị ngôn ngữ, bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ tai mũi họng v.v, Có nhiều trẻ có vấn đề về ngôn ngữ trong nhiều năm không rõ nguyên nhân, chúng tôi khám biết được các cháu bị khe hở vòm miệng dưới niêm mạc nên đã phẫu thuật và các cháu đã phát âm lại được bình thường.

29. SAU KHI ĐƯỢC PHẪU THUẬT HÀM ẾCH VẪN CÒN CÓ LỖ HỞ, CÓ PHẢI SẼ TRỞ THÀNH NGUYÊN NHÂN CỦA NÓI NGỌNG HAY KHÔNG?
Đối với các trưởng hợp còn bị lỗ hở, tùy theo vị trí và độ lớn của lỗ thủng mà khác nhau. Nếu như lỗ nhỏ thì không bị ảnh hưởng gi. Đối với những lỗ thủng trên 5mm sẽ gây ảnh hưởng về phát âm. Trong trường hợp này, ta tạm thời sử dụng hàm giả, sau đó sẽ tiến hành phẫu thuật bít lỗ hở như chúng tôi đã đề cập ở các trang trước, do đó không cần phải lo lắng.
Thời kỳ bít lỗ hở, nếu như bít sớm mặc dù hàm trên nhỏ hẹp, thì khi tiến hành điều trị chỉnh hình răng có khả năng sẽ bị thủng lỗ nữa. Do đó trước tiên hãy tạm thời sử dụng hàm giả để bịt lỗ, sau khi điều trị chỉnh hình răng sẽ tiến hành phẫu thuật lại. về các điểm này, tốt nhất nên trao đổi với các bác sĩ răng hàm mặt vả bác sĩ nha.

30. CHỤP HÌNH X-QUANG ĐỂ PHẪU THUẬT HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH CỔ HẠI Gỉ HAY KHÔNG?
Khi điều trị khe hở môi và hàm ếch, cần chụp một số số loại X-quang. Trước khi phẫu thuật sẽ chụp X-quang ngực. Tại sao lại chụp X-quang ngực khi trẻ bị bệnh về miệng là bời vì các hình ảnh lồng ngực cũng cấp các thông tin xem có sự bất thường về tim, phổi, xương hay không. Lớn chuyện hơn một chút đôi khi người ta chụp X-quang định kỳ vùng đầu. Đố là đẻ kiềm tra sự phát triền của đầu và hàm xem cỏ cần phải điều trị hay không.
Như vậy, hình ảnh X-quang không thề thiếu được trong quá trình điều trị. Có một số bà mẹ lo ngại ảnh hưởng của ta phỏng xạ đến cơ thể trẻ, nhưng thật ra lượng tia phóng xạ để chẩn đoán khe hở môi Ị hàm ếch không gây ảnh hưởng đến cơ thể.

31. CÓ PHẢI TRẺ HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH DỄ BỊ SÂU RÀNG?
Trẻ có khe hở môi, hàm ếch thì không thể đánh răng kỹ lưỡng được do hình thái của răng, vòm miệng và sự sắp xếp hàm răng không tốt nên rất dễ bị sâu răng. Nhưng nếu thường xuyên làm vệ sinh khoang miệng sẽ không bị sâu răng. Nếu bị sâu răng sẽ khó điều trị chỉnh hình răng trong tương lai. Vì vậy, ở các khoa nhi, răng hàm mặt các bác sĩ cần chỉ thị cho gia đình về việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, cũng như thức ăn dễ bị sâu răng.

32. CÓ NÊN SỚM NHỔ NHỮNG CHIẾC RĂNG CỐ HÌNH THÁI BÁT THƯỜNG MỌC Ở VỊ TRÍ KHE HỞ VÀ RĂNG CÓ VỊ TRÍ LỆCH LẠC?
Người ta thường nhìn thấy một số răng có hình thái và vị tri bất thường mọc ở chỗ khe hờ, nhưng chúng tôi không khuyến khích sớm nhổ những chiếc răng này. Đó là bời vì cùng với việc nuôi dưỡng chân răng hàm cũng được nuôi dưỡng cùng, ở các cơ sở của chúng tôi ngoại trừ một số trường hợp như răng đó gây vết thương ở lưỡi hay là nguyên nhân bất thường của phát âm, chúng tôi cố giữ lại những chiếc răng đó. Nhưng khi dùng tay lau thử vào răng ở đây ta thấy rất dơ nên dể bị sâu răng do đó cần chú ý cho trẻ.

33. RĂNG CÓ MỌC Ở NƠI CÓ KHE HỞ HAY KHÔNG?
Ta thường bắt gặp ở chỗ khe hở có một vài răng khiếm khuyết hay hình thái và vị trí bất thường. Nhưng gần đây ngành răng rất phát triền do đó có thể chỉnh hình răng đối với những răng khiếm khuyết hay có hình thái và vị trí bất thường đó.

34. CÓ THẾ TRỒNG RĂNG Ở DÃY RÀNG SỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Vẫn có khả năng trồng răng ngay cả trong trường hợp trẻ có dãy răng sữa. Khi nào thì cần trồng răng? Đó là trong các trường hợp mà răng cửa bị thiếu bầm sinh, hay mất sau này hoặc trong trường hợp cần điều trị ngôn ngữ và phải mất nhiều thời gian đề có răng vĩnh cửu trong tương lai; hoặc trong trường hợp cần giữ chỗ cho răng vĩnh cửu mọc; có khiếm khuyết về răng; khớp cắn không chinh; hay việc thiếu răng cửa sẽ gây ảnh hưởng về mặt tâm lý đối với trẻ.

35. SAU KHI VÀO TIỂU HỌC, VIỆC PHÁT ÂM CÓ XẤU ĐI KHÔNG?
Sau khi được phẫu thuật hàm ếch, mặc dầu không điều trị ngôn ngữ đặc biệt nhưng vẫn có thể nói chuyện được, nhưng sau khi vào tiểu học vẫn bị các bạn trêu chọc vì phát âm buồn cười.
Do các bà mẹ mỗi ngày đều nghe quen con mình phát âm do đó phần lớn không chú ý lắm. Trường hợp này nói chung là do sự phát triển của hàm và vị trí của răng không bình thường cho nên phần lớn tật nói ngọng gây ra bởi sự di chuyển điểm điều âm của lưỡi. Trường hợp này cần phải đi khám chuyên khoa điều trị ngốn ngữ và ngoại khoa khoang miệng.
Ngoài ra, ngay sau khi thay mới dụng cụ chính hình cũng sinh ra nói ngọng. Khi đưa dụng cụ vào khoảng 1 tuần và đã quen với dụng cụ, mà phát âm vẫn còn có vấn đề, không biết chừng cần phải thay đổi hình thái của dụng cụ, do vậy hãy trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa.
Có một trường hợp phẫu thuật nạo VA phát âm như lọt qua lỗ mũi. Trường hợp này cần phải sử dụng thiết bị hổ trợ ngôn ngữ và điều trị ngôn ngữ theo môi trường mới. Và việc phát âm hầu như sẽ được cải thiện do việc điều trị ngôn ngữ. Chính vì lẻ đó trước tiên cần điều trị ngôn ngữ, nếu như không cải thiện được, khi đó hãy nghĩ đến chuyện mổ lại.

36. CÓ PHẢI TRẺ BỊ HÀM ẾCH DỄ BỊ VIÊM TAI GIỮA?
Thông thường trẻ hở hàm ếch dễ bị viêm tai giữa. Người ta xác định được có 32% trẻ hàm ếch mắc bệnh viêm tai giữa chảy mũ, và 45.5% mắc bệnh về tai bao gồm viêm tai giữa mãn tinh, viêm tai giữa kết dính. Nguyên nhằn được cho là do sự thiều cơ, và sự hình thành thấp mang tính bẩm sinh của cơ ở vòm miệng và hầu do khe hở hàm ếch gây ra sự bất toàn về việc mở cửa tai (cửa của ống nối tai và miệng) và sự thông ống tai.

37. CÓ PHẢI TRẺ BỊ HỞ MÔI VÀ HÀM ẾCH DỄ BỊ CHẢY MÁU CAM?
Trẻ hở môi, hàm dễ bị chảy máu cam được cho là bởi nhiều nguyên nhân như bị lệch vách ngăn, bị xoăn mũi (inferior nasal concha), viêm mũi phì đại (hypertrophic rhinitis).
Nếu không phẫu thuật hàm ếch ngay, thì phần lớn cầm máu bằng liệu pháp chống lại như là áp bức, và lượng máu chảy cũng sẽ ít đi khi trẻ lớn lên, nhưng nếu số lần và lượng máu chảy lớn thì cần đi khám bác sĩ tai mũi họng.

38. HỞ HÀM ẾCH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHỨU GIÁC KHÔNG?
Người ta biết những người có khe hở hàm ếch bị viêm mũi, viêm xoang lâu ngày có thi bị bất thường ở khứu giác. Tuy nhiên mức độ tổn hại đó được cho là không nghiêm trọng lắm. Trong báo cáo của ISHIKAWA có đề cập đến việc nhìn nhận sự tổn hại của khứu giác, nhưng phần lớn ở mức độ nhẹ.

39. TẠI SAO HAY BỊ NGHẸT MŨI?
Trường hợp khe hở hàm ếch, đặc biệt khe hở hàm ếch hoàn toàn, các xoăn mũi phì đại ra do có khe hở, sau khi phẫu thuật hàm ếch, ống mũi dưới hẹp lại nên gây ra nghẹt mũi. Ngoài ra do xương hàm trên lệch vị trí, nên dễ gây lệch vách ngăn mũi nên cũng gây ra nghẹt mũi. Trường hợp quá nặng nên đi khám bác sĩ tai mũi họng.

40. THỜI KỲ THÍCH HỢP ĐỀ BẮT ĐẦU ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG LÀ KHI NÀO?
Thời kỳ bắt đầu điều trị chỉnh hình răng có sự khác biệt giữa các cá nhân ở trạng thái khớp cắn, do đó không thề nói khái lược bao giờ lả được.
Đối với các trường hợp mà sự tăng trưởng của hàm trên không tốt thì cần bắt đầu điều trị chỉnh hình răng từ thời kỳ răng sửa. Hơn nữa, do điều trị ngôn ngữ cũng cần thiết cải thiện vị trí lệch lạc của răng và tình trạng của hàm trên như là một lý do tiến hành điều trị chỉnh hình răng ở thời kỳ này. Nhưng, thông thường trong trường hợp về mặt vị trí và độ lớn của hàm trên và hàm dưới không hòa hợp dường như có nhiều trẻ em bắt đầu điều trị chỉnh hình răng từ sau 12 tuổi. Nói chung thời kỳ bắt đầu điều trị chỉnh hình răng được quyết định trên cơ sờ tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình răng, bác sĩ răng
hàm mặt và các chuyên gia ngôn ngữ. Ngoải ra cũng có trường hợp thời kỳ thay đổi do liên quan đến chỉnh hình ngoại khoa, hay điều trị răng sau cùng, do đó thường thì người ỉa khống thể quyết định thời kỳ chỉnh hình răng cho khe hở hàm ếch. Từ điểm này điều quan trọng là nên thường xuyên đi khám định kỳ.

41 .VIỆC ĐIỀU TRỊ NGÔN NGỮ CÓ GẶP KHÓ KHĂN KHI SỬ DỤNG DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH CHO TRẺ NHỎ HAY KHÔNG ?
Đối với trẻ cần điều trị chỉnh hình ở thời kỳ răng sữa, cần phải điều trị ngôn ngữ song song và thường xuyên. Trường hợp này, do việc mở rộng hàm răng sẽ nâng cao hiệu quả của việc điều trị ngôn ngữ. Ngược lại, có khi chính dụng cụ chỉnh hình lại trở thành nguyên nhân cản trở việc phát âm tùy theo chủng loại của nó. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp người ta đều tính toán kỹ lưỡng về hình thái của dụng cụ chỉnh hình, nên có thề cải thiện được mà không gây ánh hưởng đến việc điều trị ngôn ngữ.
Thông thường, sau khi lắp dụng cụ vào khoảng 1 tuần, trẻ sẽ quen dần với thiết bị và phát âm sẽ trở lại trạng thái như trước lúc lắp dụng cụ, nhưng nếu nhận thấy có trở ngại về phát âm thì hãy trao .đổi với bác sĩ điều trị ngôn ngữ và ngoại khoa khoang miệng.

42. KHI ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG, CÓ LÀM THỦNG LỖ Ở KHẨU CÁI, HOẶC LÀM LỖ THỦNG LỚN HƠN KHÔNG?
Khi mờ rộng hàm trên do điều tri chỉnh hình răng, có khi sẽ làm lỗ hở của khẩu cái lớn lên, hoặc gây ra lỗ hở ở khẩu cái mà cho đến giờ nhìn thấy bằng mắt thường dường như đang đóng kín. Tuy nhiên việc mở rộng hàm là điều cần thiết. Phần đông người ta yêu cầu được phẫu thuật đóng lỗ hở trong qua trình mờ rộng hàm, nhưng khống nên làm như vậy. Trong quá trình khuếch đại hàm, thông thường người ta sẽ bịt lồ bằng dụng cụ đóng của bộ phận mờ miệng, sau khi việc mờ rộng chấm dứt sẽ bịt lỗ bằng
phẫu thuật. Người nhà bệnh nhân sẽ giật mình khi thấy lỗ hở lớn ra trong suốt quá trình điều trị chỉnh hình răng, nhưng người ta có thể sử dụng vạt niêm mạc lưỡi, vạc niêm mạc hình hòn đảo để đóng những lỗ hở lớn nên không cần phải lo lắng. Sau khi các bác sĩ khoa chỉnh hình răng đã tiến hành mở rộng hàm trên hãy nhở phẫu thuật bịt lồ ở khoa răng hàm mặt.

43. MẤT BAO NHIÊU NĂM ĐIỀU TRỊ CHỈNH HÌNH RĂNG?
Tùy theo tình trạng của răng và hàm có sự khác nhau. Không thể nói điều trị sớm sẽ khỏi sớm. Trong trường hợp e ngại có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hàm và mặt trong tương lai có khi người ta bắt đầu điều trị cho trẻ từ khi có răng sữa (3-4 tuổi), trong trường hợp này thời gian điều trị cũng có khi mát 10 năm. Nhưng thông thường phần lớn người ta bắt đầu điều trị sau 10 tuổi và cho đến khi sự tăng trưởng chấm dứt cần có khoảng thời gian 5-6 năm.

44. TRẺ BỊ HỞ MÔI, HỞ HÀM ẾCH HÀM DƯỚI CÓ DỄ BỊ ĐƯA RA KHÔNG?
Người ta không thấy có trẻ em nào hở môi, hàm ếch mà hàm dưới phát triển quá mức. Tuy nhiên, do phần lớn hàm trên phát triển chậm hơn bình thường do ảnh hưởng của phẫu thuật, cho nên người ta có cảm giác hàm dưới nhô ra một cách tương đối, và có trường hợp trong như hình cái phễu. Vì vậy, cần phải lấy dấu và chụp X-quang định kỳ hàm, hay kiểm tra tình trạng phát triển của xương hàm, chọn thời kỳ thích hợp nhất bắt đầu điều trị chỉnh hình răng.
Trong trường hợp ngay cả khi đã tiến hành điều trị như thế này mà tình trạng vẫn không thay đổi, thì chở cho đến khi sự phát triển của hàm đã kết thúc, sẽ cải thiện khớp cắn bằng phẫu thuật cắt bỏ xương hàm trên, hàm dưới.
Điều trị răng là việc bổ khuyết một cách nhân tạo (răng giả) những khiếm khuyết của răng, sự bất thường về hình thái của răng. Đối với bệnh nhân hở môi, hàm ếch, tùy theo hình thái răng-khiếm khuyết hay răng dị thường mà người ta làm răng giả hay làm hàm giả, hoặc ghép răng với xương hàm. Do kỹ thuật nha khoa phát triển khá cao nên khó phân biệt được răng giả và hàm giả.