TÁI PHẪU THUẬT ĐƯỢC TIẾN HÀNH Ở THỜI KỲ NÀY

Đối với khe hở môi, phẫu thuật vá môi lần đầu trong khoảng từ 3-4 tháng sau khi sinh có thể cho hiệu quả tương đối lớn. Nhưng, cùng với năm tháng, có khả năng phát sinh những biến dạng hay sẹo trung tâm ở vết mổ.
Đối với các sẹo quá xấu và đường bờ môi đỏ bị lệch lạc, nếu cân nhắc đến đời sống xã hội của trẻ, cũng có khi cần phải tiến hành mồ chỉnh sửa trước sau 5 tuổi.
Nhưng đối với sự biến dạng cùa cánh mũi cũng không cần phải tiến hành đại phẫu như phẫu thuật chỉnh hình hàm ngoại khoa (điều trị bằng phẫu thuật cắt xương hàm lắp lại hàm khớp răng), bao gồm cấy mũi giả, sụn cánh mũi v.v. Bởi vì cho dù có chỉnh sửa ở tuổi còn nhỏ, thì khi lớn lên cũng sinh ra lệch lạc và phải mổ lại điều đó dể thúc đầy sự tăng trường xấu do làm tồn thương đến sinh thể.
Đối với khe hở vòm miệng, do đã tiến hành phẫu thuật một lần vào lúc 18 tháng sau khi sinh, cho nên từ khoảng 2 tuổi sẽ tiến hành huấn luyện (training) sao cho cố khả năng làm nâng cao năng lực của các cơ bắp liên quan đến cơ năng màng hầu như cơ nâng màng hầu ngoài, cơ hàm - hầu v.v. bằng cách cho trẻ thổi ống.
Thông thường, khoảng 80% trẻ hàm ếch sẽ thu lại được chức năng màng hầu một cách tự nhiên bằng việc huấn luyện đơn giản ở mức độ này, và có thể nói chuyện được một cách bình thường.
Còn lại ở mức độ 15% trẻ xuất hiện giọng mũi hở do hơi thở (không khí thở ra) lọt ra ngoài mũi là cần sự chỉ đạo ngôn ngữ bởi các chuyên gia điều trị ngôn ngữ. Cũng có trường hợp ngôn ngữ được cải thiện mà không cần phải mổ, do đó sau khi hỏi ý kiến bác sĩ phụ trách và chuyên viên điều trị ngôn ngữ, mới tiến hành tái phẫu thuật mà không cần phải phẫu thuật sớm.