Trước khi mổ chúng tôi thường bị các ông bố và bà mẹ hỏi nhiều về ca mổ như là: “có đau không?” “mổ mất mấy tiếng?”. Do hầu hết các bậc cha mẹ chưa từng nhìn thấy ca mổ thực tế do đó không biết ca mổ vá môi như thế nào? Và khi chợt nhớ đến những cảnh trên phim ảnh, TV lại tường tượng ra đủ điều nên đâm ra lo lắng.
Thế thì ca mổ vá môi như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua về quy trình mổ ở các cơ sở của chúng tôi:
Khi đưa bé vào phòng mổ chúng tôi cho bé ngủ trên bàn mổ. Và gắn máy đo huyết áp vá điện tâm đồ v.v. lên người bé. Lúc này, không biết tại sao phần lớn các bé thường ngơ ngác có vẻ như rất ngạc nhiên có cảm giác hơi khác với mọi khi.
Cứ như vậy, khi mọi chuẳn bị để theo dõi hệ hô hấp và tuần hoàn máu của bé được hoàn tất, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ úp mặt nạ lên miệng và bơm hơi gây mê cho bé. Nếu ấn mặt nạ áp sát lên miệng bé sẽ khóc tức thì, do đó trước hết các bác sĩ không ấn trực tiếp lên miệng mà để cách khoảng. Một hồi sau bé sẽ buồn ngủ. Sau khi bé ngủ, bác sĩ sẽ sử dụng kim tiêm để truyền dịch.
Lúc nảy bé đã ngủ sâu nên không đau tí nào. Sau đó, bác sĩ gây mê sẽ đưa ống dẫn hơi mê và ôxy cho bé trong lúc mổ từ miệng qua đường khí quản. Ngoài ra, trong lúc mổ, các bác sĩ dùng thuốc bôi mắt và băng kéo dán lên mắt để bảo vệ không cho thuốc và máu rơi vào trong mắt bé. Sau khi sát trùng bên ngoài và bên trong miệng, các cô y tá sẽ đẳp lên người bé tấm vải đã qua khử trùng, và kết thúc việc chuẳn bị trước khí mổ.
Ca mổ sẽ được tiến hành bởi một ê-kíp gồm ba bác sĩ răng hàm mặt phụ trách ca mổ (1 bác sĩ chính và 2 bác sĩ phụ), một bác sĩ gây mê hồi sức và hai cô y tá. Bác sĩ mổ chính sẽ sử dụng thước đo phẫu thuật và một cây viết đặc biệt để tiến hành thiết kế phẫu thuật. Điều này được tiến hành chính xác từng mm, và chiếm một tỷ lệ tương đối lớn thời gian của ca mổ.
Thiết kế thì có phương pháp Milỉard, phương pháp Cronin, phương pháp Skoog và nhiều phương pháp cải tiến khác, nói chung, phương pháp nào tốt nhất và thích hợp nhất cho bé sẽ được áp dụng. Khi việc thiết kế kết thúc, thuốc cầm máu sẽ được chích lên môi bé để cầm máu. Bác sĩ sẽ chở cho thuốc có tác dụng mới bắt đầu mổ.
Mổ khe hở môi không phải chỉ đơn thuần là vá lại môi rách, mà còn bổ sung cho việc xử trí kết nối các cơ quanh môi ở chỗ bị rách sao cho các hoạt động (cơ năng) của môi cố thể làm việc một cách đầy đủ, và xử trí phục hồi sự biến dạng của mũi, đồng thời bổ sung cho việc xử trí ở bộ phận khe hở vòm miệng cho ca mổ hàm ếch trong tương lai một cách xác đáng hơn ở những trẻ có cả khe hở hàm ếch kèm theo.
Việc khâu vá cũng được tiến hành ở nhiều lớp cơ như là khâu da, khâu dưới da, khâu cơ và các niêm mạc. Vì vậy, sau khi ca mổ kết thúc, vết thương không bị hở lại.
Khi ca mổ hoàn tất, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ ngưng hơi mê, và chỉ đưa ôxy vào phổi mà thôi. Các y tá sẽ đeo cho bé dụng cụ bảo hộ sao cho kim truyền dịch không bị sút ra và tháo băng keo bịt mắt ra. Khi ngừng hơi mê, một lúc sau bé sẽ mở mắt ra. Sau khi bác sĩ gây mê đã xác nhận chắc chắn rằng bé đã hoàn toàn tình mê, bác sĩ sẽ rút ống gây mê trong miệng ra và chuyển cháu qua phòng hậu phẫu có thiết bị thở ôxy để theo dõi. Sau khi theo dõi tình trạng sức khỏe của bé một thời gian ở phòng hậu phẫu, sẽ cho các bé về buồng bệnh có người thân chăm sóc.