1.TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT LẦN ĐẦU



(1) Ở KHOA SẢN

Không thể lường trước được sự kinh hãi và mất phương hướng của các bà mẹ, ông bố biết con mình bị hở môi và hàm ếch.
Các y bác sĩ ở khoa sản kiểm tra xem có hay không các bệnh khác kèm theo, nếu phát hiện có các bệnh khác đi kèm mà phải cần ưu tiên điều trị trước thì sẽ giới thiệu cho các bác sĩ chuyên khoa đó.
Các y bác sĩ cần giải thích cho gia đình biết bệnh hở môi và hàm ếch nếu được điều trị đúng đắn, đúng thời kỳ thích hợp sẽ không để lại bất cứ di chứng nào.
Điều quan trọng trước tiên là phục hồi sức khỏe cho bà mẹ một cách thuận lợi, và một lòng mong mỏi có thể mau chóng chăm sóc con trẻ.
(2) VỀ VẤN ĐỀ CHO BÚ

Trước khi phẫu thuật, vấn đè khó khăn nhất cùa bà mẹ là cho con bú. Trong trường hợp khe hở nhẹ thì không cần xử trí đặc biệt, tuy nhiên hầu hết tất cả các trẻ sức bú đều yếu, và rất khó tự bú bằng bình sữa thông thường. Trong trường hợp này, cần phải sử dụng bình sữa dùng cho trẻ bị hở hàm ếch, mất nhiều thời gian hơn trường hợp trẻ bình thường, số lần bú cũng nhiều và cần bóp bình sữa cho hợp với nhịp độ nuốt của bé để đưa sữa (sữa mẹ) vào khoang miệng. Lúc này, có lẽ nên bồng bé hơi nghiêng đề tránh làm cho bé bị sặc (sữa vào trong phổi). Nhưng nếu thời gian một lần cho bú quá dài (một lần trên 15-20 phút) thì bé sẽ mệt, nên phải lưu ý điểm này.
Trong trường hợp trẻ bú 1 lần lượng sữa ít hay trẻ mà lưỡi dễ đưa vảo bên trong khe hở của hàm trên, thì hàm giả (chúng tôi sẽ để cập sau) rất hữu dụng, bằng hàm giả nảy, sẽ ngăn ngừa lưỡi không rơi vào trong khe hở đề phòng hàm lệch vị trí và mở rộng khe hở do lưỡi. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ cho việc hình thành âm áp (trạng thái áp lực bên trong thấp hơn bên ngoài) do họat động bú sữa, và phòng ngừa đầu vú rớt xuống khe hở, do đó việc cho bú sẽ trở nên dễ dàng.

Thêm nữa, ngoại trừ trường hợp trẻ có các bệnh khác kèm theo, hay bé không có thể lực, chúng tôi không khuyến khích phương pháp cho bé bú bằng ống thông qua đường mũi.
Nếu tiến hành cho bé ăn qua đường mũi, thì gia đình cũng như bác sĩ rất thoải mái khi cho bé uống sữa, nhưng do bé không hoạt động cơ khoang miệng cho nên việc phát triển cơ môi và vòm miệng chậm trễ, điều kiện phẫu thuật cũng sẽ xấu đi, và cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ngôn ngữ sau phẫu thuật, ngoài ra bé cũng không có được cảm giác mãn nguyện khi uống sữa. Vi thế cho nên, ngay sau khi sinh trẻ, nếu có thể cho bé tự bú càng tốt.
(3) GIẢI THÍCH CHO GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH

Để có thể tiến hành điều trị một cách thuận lợi bệnh hở môi và hàm ếch, thì việc hợp tác của gia đình và những người xung quanh là không thể thiếu được.
Đặc biệt, khoảng thời gian từ khi sinh bé ra cho đến lúc phẫu thuật, các bà mẹ rất bất an về tinh thần cũng như thể lực. Khi chúng tôi thử điều tra về tâm trạng trước khi phẫu thuật ở các bà mẹ đã đến điều trị ở trung tâm hở môi và hàm ếch Nhật Bản, thì hầu hết các bà mẹ đều bị sốc nặng sau khi sinh, do đó rất cần có chỗ dựa tinh thần của người chồng và mọi người trong gia đình, trong lời nói cũng như cách ứng xử phải thật nhẹ nhàng, ấm áp, gây sức phấn chấn, tất cả mọi người đều cố gắng thể hiện mong muốn nuôi dưỡng bé.
Và ngoài ra, xem đó như là một sợi dây thắt chặt mối quan hệ gia đinh thêm sâu sắc. Tuy vậy, cũng có một bộ phận nhỏ các ông bố vô trách nhiệm, hay cũng có trường hợp bị cha mẹ chồng hắt hủi như “hãy về nhà mày cho đến khi mổ” v.v. điều đó gây áp lực tâm lý nặng nề lên người mẹ. Những gia đình có thái độ như thế này, chắc chắn không thể nói có thể nuôi dưỡng bé khỏe mạnh được.
Không phải chỉ có một mình mẹ bồng bế bé không thôi, mà tất cả, từng người, từng người trong gia đình đều đồng tâm hiệp lực trong việc điều trị và nuôi dưỡng bé.
Từ quan điểm này, không phải chỉ có một mình mẹ đưa bé đi khám đầu tiên ở khoa răng hàm mặt không thôi, mà tùy theo hoàn cảnh, phải có bố, ông bà, người thân hai phía đều đi cùng, tất cả nên cùng nghe sự giải thích của bác sĩ chuyên khoa là tốt nhắt.
Tuy nhiên, tùy theo ông bố, bà mẹ cũng có người cố che dấu mọi người xung quanh về bệnh cùa bé, nhưng vì sự trường thành của bé cũng rất cần sự hợp tác giúp đở của mọi người xung quanh, do đó nên làm cho mọi người xung quanh hiểu một cách đúng đắn về bệnh này, để giúp đỡ cho việc điều trị và cho sự trưởng thành khỏe mạnh của bé hơn là che dấu.

(4) NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý VÀ LÀM CHO TRẺ TRƯỚC KHI PHẪU THUẬT

Khoảng thời gian chờ đợi phẫu thuật rất dài và mòn mỏi đối với gia đình. Đặc biệt đối với các ông bố, bà mẹ một. ngày tường chừng như thiên thu. Chúng tôi rất hiểu tâm trạng cùa các bậc cha mẹ muốn ngay trong một ngày có thể điều trị cho con mình.

Tuy nhiên, bằng vào việc chờ đợi này, các cơ quan trong cơ thể của bé sẽ tăng trưởng và thể trọng cũng sệ gia tăng làm tăng cường thêm -thể lực có thể chịu đựng được ca mổ.
Vì vậy, trước khi phẫu thuật cũng cằn phải làm nhiều điều cho trẻ ngoài việc cho bú sao cho bé có thề trạng tốt nhắt khi chịu phẫu thuật. Tuy nhiên, thể trạng của bà mẹ cũng chưa được tốt do việc sinh đẻ nên tất cả mọi người trong gia đình hãy tận tình giúp đỡ.