TRONG BỤNG MẸ, KHOẢNG THỜI GIAN NÀO LÀ CÓ THẾ TRỞ THÀNH BỆNH?

Trẻ ở trong bụng mẹ, lúc đầu từ một tế bào cứ lập đi lập lại việc phân chia tế bào nhiều lần và lớn lên. Vào thời kỳ đầu mang thai vẫn chưa có sự phân biệt mặt, tay, chân v.v. Sau đấy, ở trên bộ phận sẽ trờ thành bộ mặt có nhiều điểm lồi nhô ra.
Lúc này, trên mặt người tồn tại trạng thái nhiều khe hờ. Nói chung cho đến khoảng tuần thứ 6 - 8 thì các khe hở bị mất đi và hình thành môi, nhưng trong trường hợp cho đến thời điểm này mà các khe hở không bị mất đi thì sẽ bị hở môi.
Vòm miệng (khẩu cái) diễn ra sau đó chậm hơn một chút, nói chung vào khoảng tuần thứ 9-10 của thai kỳ, từ phía dưới bên trái và phải của lưỡi có hai điểm lồi của khẩu cái nhô ra tạo nên vòm miệng.
Bằng quá trình hình thành khẩu cái, khoang mũi và khoang miệng được phân chia, nhưng lúc này mà tình trạng các điểm lồi khẩu cái bên phải và bên trái không kết dính lại với nhau một cách hoàn toàn sẽ bị hở hàm ếch.
Cùng với hở môi cũng như hở hàm ếch, ở thời kỳ đầu mang thai, độ lớn của trẻ rất nhỏ chỉ độ chừng vài cm, do đó hầu như các bà mẹ đều không chú ý đến việc mình có thai, sau đó, do có sự trường thành của các bộ phận khác một cách thuận lợi, cho nên các bà mẹ cũng không cảm thấy sự bất thường nào đối với trẻ ở trong bụng.